Bắt nguồn từ việc: người xưa trước đây bán gì thì lấy tên gọi mặt hàng đặt cho nơi đó. Cộng thêm chữ “Hàng” phía trước. Ví dụ như phố Hàng Bông vốn có nhiều nhà làm nghề bật bông, bán mền bông, chăn đệm; phố Hàng Gà là nơi tập trung các cửa hàng bán các loại gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng, bồ câu, gà tây….

Lịch Sử 36 Phố Phường Hà Nội

Khu dân cư sinh hoạt và buôn bán sầm uất này đã được hình thành từ thời Lý – Trần, nằm ở phía đông của hoàng thành Thăng Long ra đến sát sông Hồng. Đầu đời đời Lê, trong sách Dư Địa Chí, Nguyễn Trãi cũng đã đề cập đến tên một số phường nghề tại đây.

Dưới thời Lê, đặt phủ Phụng Thiên gồm hai huyện là Vĩnh Thuận và Thọ Xương, thì khu này nằm gọn trong bốn tổng Túc của huyện Thọ Xương là Tiền Túc, Hậu Túc, Tả Túc, Hữu Túc. Bên ngoài khu vực là vòng thành Đại La có trổ các cửa ô.

Thời Lê, giữa khu này có một số đầm hồ, lớn nhất là hồ Thái Cực. Sông Tô Lịch nối với hào thành, các đầm hồ, thông với hồ Hoàn Kiếm và sông Hồng cũng ở khu vực này. Đến cuối thế kỉ 19 thì các sông hồ đó hoàn toàn bị lấp, nhưng vẫn còn để lại dấu tích qua các địa danh: Hà Khẩu, Giang Khẩu, Cầu Gỗ, Cầu Đông.

Thời Lý – Trần, dân cư từ các làng quanh đồng bằng Bắc Bộ tụ tập về khu vực này sinh sống, tạo thành khu phố đông đúc nhất kinh thành. Đến đời Lê, dần dần đã có một số Hoa kiều buôn bán ở đây, hình thành nên các khu phố Tàu.

42 1 36 Pho Phuong Ha Noi Ven Man Bi Mat Sau Ten Pho Co Chu Hang

Giới Thiệu 36 Phố Phường Hà Nội

Khu phố cổ Hà Nội là tên gọi thông thường của một khu vực đô thị có từ lâu đời của Hà Nội nằm ở ngoài hoàng thành Thăng Long. Khu đô thị này tập trung dân cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương, hình thành lên những phố nghề đặc trưng, mang những nét truyền thống riêng biệt của cư dân thành thị, kinh đô. Ngày nay khu phố cổ Hà Nội là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội.

Khu “Hà Nội 36 phố phường” là một cách gọi không chính xác của khu phố cổ, vì 36 phố phường là một cách gọi ước lệ khu vực đô thị cổ, nằm bên trong và bên ngoài cả khu phố cổ.

Cho đến nay, đây vẫn là khu buôn bán nhộn nhịp nhất của Hà Nội. Tuyến phố đi bộ cũng được mở tại đây.

42 2 36 Pho Phuong Ha Noi Ven Man Bi Mat Sau Ten Pho Co Chu Hang

Tại sao 36 phố phường hầu hết bắt đầu bằng chữ “Hàng”?

Thuở ấy, các thương nhân từ nhiều nước có thể vào thẳng khu vực này để buôn bán, tạo ra một không khí rất đông vui, náo nhiệt. Nếu ai đã có dịp xem qua bộ phim Long thành cầm giả ca thì hẳn có thể mường tượng ra không khí cổ kính của kinh thành Thăng Long ngày trước.

42 3 36 Pho Phuong Ha Noi Ven Man Bi Mat Sau Ten Pho Co Chu Hang

Tại sao nói “Hà Nội 36 phố phường” là một cách gọi không chính xác của khu phố cổ?

Vì 2 khu vực này nằm ở hai nơi khác nhau.

Vì 36 phố phường nằm cả bên trong và bên ngoài khu phố cổ.

Khu “Hà Nội 36 phố phường” là một cách gọi không chính xác của khu phố cổ. Khu vực phố cổ hiện nay đã được liệt kê vượt qua con số 36 phố phường. Các con đường có trong 36 phố phường nằm ở cả bên trong và bên ngoài khu phố cổ. Do đó, cái tên này chỉ là một cách gọi ước lệ khu vực đô thị cổ.

42 4 36 Pho Phuong Ha Noi Ven Man Bi Mat Sau Ten Pho Co Chu Hang

Phố có chữ “Hàng” trong khu phố cổ?

(Dấu ** tương ứng với những tên phố hiện không còn dùng).

  • Hàng Áo**
  • Phố Hàng Bạc do ông Lưu Xuân Tín được nhà vua cho phép mở lò đúc bạc thành nén cho triều đình[3], kéo người trong họ hàng và người làng Trâu Khê (hay Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang – Hải Dương) ra đây mở phường đúc bạc, thành lập trường đúc ở số nhà 58 Hàng Bạc.
  • Hàng Bè
  • Hàng Bông lấy theo tên đoạn phố chính Hàng Bông Đệm vốn có nhiều nhà làm nghề bật bông, bán mền bông, chăn đệm.
  • Hàng Bồ
  • Hàng Buồm
  • Hàng Bút
  • Hàng Bừa**
  • Hàng Cá
  • Hàng Cân
  • Hàng Cau**

42 5 36 Pho Phuong Ha Noi Ven Man Bi Mat Sau Ten Pho Co Chu Hang

  • Phố Hàng Chai không phải là nơi sản xuất, buôn bán chai lọ; phố này là một đoạn ngõ nhỏ nối phố Hàng Rươi và Hàng Cót, đây là nơi tập trung dân nghèo chuyên làm nghề thu lượm các đồ phế liệu, đồ bỏ (rác)
  • Hàng Chè**
  • Hàng Chiếu
  • Phố Hàng Chĩnh được người Pháp gọi là Rue des Vases (phố hàng Vại Chậu), vốn thông ra bờ sông, là bến đậu các thuyền chở vại, chậu bằng sành của làng Phù Lãng, nồi đất, chum vại, tiểu sành từ Hương Canh, bằng gốm từ Thổ Hà
  • Hàng Cót
  • Hàng Cuốc**
  • Hàng Da
  • Hàng Dầu
  • Phố Hàng Đào là nơi buôn tơ, bán vải vóc (chữ vải điều chỉ màu đỏ được đọc chệch thành chữ đào).
  • Hàng Đàn**
  • Hàng Đậu
  • Hàng Điếu
  • Phố Hàng Đồng và phố Bát Sứ thời thuộc Pháp có tên chung là Rue des Tasses (phố Hàng Chén). Đoạn Hàng Đồng và Hàng Mã trước thuộc thôn Yên Phú, có nghề gốc bán đồ đồng như mâm, nồi, đỉnh, lư hương, lọ hoa, hạc thờ…
  • Hàng Đường
  • Phố Hàng Gà chạy từ phố Hàng Điếu đến phố Hàng Cót, vốn là nơi tập trung các cửa hàng bán đồ gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng, bồ câu, gà tây…
  • Hàng Gai
  • Hàng Gạo**
  • Hàng Giấy
  • Hàng Giầy
  • Hàng Giò**
  • Hàng Bài
  • Hàng Hòm
  • Hàng Kèn**
  • Hàng Khay
  • Hàng Khóa*
  • Hàng Khoai
  • Hàng Lam**

42 6 36 Pho Phuong Ha Noi Ven Man Bi Mat Sau Ten Pho Co Chu Hang

  • Phố Hàng Lược nối từ phố Hàng Cót đến phố Chả Cá, vốn là nơi có nhiều nhà buôn bán lược: lược gỗ, lược sừng và sau này là lược nhựa.
  • Phố Hàng Mã ngày xưa chuyên buôn bán đồ vàng mã để thờ cúng, bao gồm tiền giấy âm phủ, vàng giấy âm phủ, sau mở rộng thêm các tượng giấy hình các quan, hình nhà cửa… để cúng và đốt cho người âm (người chết). Ngày nay phố Hàng Mã tập trung nhộn nhịp vào các dịp lễ, tết Trung Thu, Nguyên Đán với các mặt hàng phong phú về đồ chơi. Ngoài ra, tại đây cũng là nơi bán đồ trang trí phông màn cho đám cưới với các hình cắt làm từ nguyên liệu giấy màu hay bọt xốp nhiều màu sắc.
  • Hàng Màn**
  • Hàng Mành
  • Hàng Mắm
  • Hàng Mây**
  • Hàng Mụn**
  • Hàng Muối
  • Hàng Nâu**
  • Hàng Ngang
  • Hàng Nón
  • Hàng Phèn
  • Hàng Quạt
  • Hàng Rươi
  • Hàng Sắt**
  • Hàng Sơn**
  • Hàng Than
  • Hàng Thiếc
  • Hàng Thùng
  • Hàng Tre
  • Hàng Trống
  • Hàng Trứng**
  • Hàng Vải

42 7 36 Pho Phuong Ha Noi Ven Man Bi Mat Sau Ten Pho Co Chu Hang

Phố không có chữ “Hàng” trong khu phố cổ?

  • Bát Đàn
  • Bát Sứ
  • Cầu Gỗ
  • Cầu Đông
  • Chả Cá
  • Chân Cầm
  • Chợ Gạo
  • Cửa Bắc
  • Cửa Đông
  • Đồng Xuân
  • Gầm Cầu
  • Gia Ngư
  • Hà Trung
  • Hài Tượng
  • Lãn Ông
  • Lò Rèn
  • Lò Sũ

42 8 36 Pho Phuong Ha Noi Ven Man Bi Mat Sau Ten Pho Co Chu Hang

  • Phố Mã Mây. Phố này nguyên bao gồm hai phố xưa: phố Hàng Mã và phố Hàng Mây[2]. Đoạn phố Hàng Mây nằm giáp phố Hàng Buồm, trên bờ sông Nhị, nơi tập trung thuyền bè miền ngược chở các mặt hàng lâm sản như song, mây, tre, nứa…
  • Mã Vĩ
  • Nhà Hỏa
  • Ngõ Gạch
  • Ngõ Trạm
  • Ngõ Tạm Thương
  • Thuốc Bắc
  • Tố Tịch
  • Yên Thái
  • Cao Thắng
  • Đào Duy Từ
  • Đinh Liệt
  • Lương Ngọc Quyến
  • Lương Văn Can
  • Nguyễn Siêu
  • Nguyễn Thiện Thuật
  • Phùng Hưng
  • Tạ Hiện
  • Trần Nhật Duật
  • Lê Văn Linh
  • Trần Quang Khải

Phố có chữ “Hàng” nhưng không nằm trong khu phố cổ?

  • Phố Hàng Bột nay là phố Tôn Đức Thắng chạy từ ngã tư phố Hàng Đẫy (Nguyễn Thái Học) đến ngã năm Xã Đàn, xưa kia đây là con đường thiên lý đi từ tỉnh Hà Đông vào Hà Nội. Hiện nay ở phố Tôn Đức Thắng vẫn còn lại ngõ Hàng Bột.
  • Hàng Bún
  • Hàng Bông Thợ Nhuộm**
  • Hàng Cháo
  • Hàng Chuối
  • Hàng Cỏ**
  • Phố Hàng Cơm nay là phố Văn Miếu từ ngã ba phố Nguyễn Khuyến đến ngã ba phố Quốc Tử Giám, trước kia nghề gốc là nơi có nhiều cửa hàng cơm phục vụ cho các sĩ tử thời phong kiến…
  • Hàng Đẫy**
  • Phố Hàng Đũa nay là phố Ngô Sĩ Liên khu phố phía sau ga Hàng Cỏ xưa kia người dân gọi là khu Hàng Đũa do trước đây ở khu này người dân có nghề vót đũa làm thành đũa bán. Đũa tre để mộc, đũa tre sơn son, sơn then, đầu sơn vàng hoặc đỏ, bán buôn cho các cửa hàng trên phố hoặc các quầy trong chợ. Vào thời nhà Nguyễn đây thuộc địa phận làng Lương Sử (Ngự Sử và Lương Sừ) tổng Yên Hòa, huyện Thọ Xương. Làng Lương Sử ngày nay chia thành 2 con phố là phố Quốc Tử Giám và phố Ngô Sĩ Liên.
  • Hàng Lọng**

42 9 36 Pho Phuong Ha Noi Ven Man Bi Mat Sau Ten Pho Co Chu Hang

Thơ 36 phố phường Hà Nội

“Rủ nhau chơi khắp Long Thành,

Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai;

Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai,

Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Hàng Khay,

Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giầy,

Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn,

Phố Mới, Phúc Kiến, Hàng Ngang,

Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Than, Hàng Đồng,

Hàng Muối, Hàng Nón, cầu Đông,

Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè,

Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre,

Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà.

Quanh đi đến phố Hàng Da,

Trải xem Hàng phố, thật là cũng xinh.

Phố hoa thứ nhất Long Thành,

Phố dăng mắc cửi, đàn quanh bàn cờ.

Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,

Bút hoa xin chép nên thơ lưu truyền”

42 10 36 Pho Phuong Ha Noi Ven Man Bi Mat Sau Ten Pho Co Chu Hang

Câu Hỏi Nhanh Về Phố Cổ – 36 Phố Phường

1. Con phố mà hiện nay vẫn còn giữ nét truyền thống buôn bán từ xưa?

Đó là Phố Hàng Mã.

Phố Hàng Mã từ xưa đã là nơi bán các loại hàng mã với những đồ tùy táng bằng giấy, tre, gỗ… để cúng tiến cho người đã khuất. Ngày nay, Hàng Mã vẫn lưu giữ nét truyền thống đó với những dãy hàng bán đồ mã. Ngoài ra, vào những dịp lễ đặc biệt như Trung thu, nơi đây trở thành con phố nhộn nhịp với đủ các mặt hàng khác như đèn lồng, mặt nạ, trống ếch, trống cơm…

2. Con phố cổ nổi tiếng với dãy hàng bán ô mai tại phố cổ?

Đó là Phố Hàng Đường.

Hàng Đường là một trong những con phố tấp nập nhất trong 36 phố phường Hà Nội. Nơi đây thu hút rất nhiều du khách không chỉ bởi vị trí ở khu vực trung tâm phố cổ mà còn vì những cửa tiệm bán ô mai ngon nức tiếng đất Hà thành. Nếu có dịp đến thủ đô, không ai không ghé đến Hàng Đường để mua những gói ô mai về làm quà.

3. Con phố mà không có chữ “Hàng” nhưng vẫn nằm trong khu phố cổ?

Đó là Phố Cửa Đông.

Phố Cửa Đông trước được gọi Cổng Tỉnh (có nghĩa cổng đi vào trong thành tỉnh), nằm ở chính Đông Thăng Long và là một dấu tích của thành Hà Nội xưa. Ngày nay, con phố dài 220 m, nối từ phố Hàng Gà đến phố Lý Nam Đế.

42 11 36 Pho Phuong Ha Noi Ven Man Bi Mat Sau Ten Pho Co Chu Hang

4. Phố Hàng Buồm ngày xưa buôn bán hàng hóa gì?

Đó là các loại buồm (may bằng vải hoặc đan bằng cói lác) dùng cho thuyền bè.

Ngày xưa, phố Hàng Buồm là nơi bán các loại buồm (may bằng vải hoặc đan bằng cói lác) dùng cho thuyền bè. Có tài liệu cho rằng nơi đây làm cói đan như bị, giỏ, chiếu, mành mành buồm nhưng thực tế loại hàng này được bán ở phố Hàng Chiếu, cách Hàng Buồm chỉ một đoạn.

5. Con phố mà nằm trong khu phố cổ có chiều dài ngắn nhất Hà Nội?

Đó là Phố Hoàn Kiếm.

Là đoạn nối dài giữa Cầu Gỗ dẫn ra Đinh Tiên Hoàng và bờ hồ, phố Hoàn Kiếm là con phố ngắn nhất Hà Nội với độ dài chỉ khoảng 45 m. Con phố này chỉ có một dãy bao gồm 5 ngôi nhà mang tên địa chỉ phố Hoàn Kiếm.

Dãy còn lại là số phụ của phố Đinh Tiên Hoàng hoặc Cầu Gỗ.

Nguồn: Tổng hợp




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC