Bài báo thực hiện phân tích mô hình chống dịch của các nước giàu có với những nước nghèo và đang phát triển, và so sánh hiệu quả của nó trong phòng chống dịch.
Bài báo dẫn đánh giá của các chuyên gia cho biết, một số nước nghèo đã thành công hơn trong việc phòng chống COVID-19 so với những nước giàu có.
Theo bài báo, chưa thể khẳng định rằng các nước phát triển có thể đối phó với đại dịch tốt nhờ nguồn tài chính dồi dào và mặt bằng giáo dục cao.
Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh đang gia tăng ở hầu hết các nước châu Âu và một số bang của Mỹ, thì ở châu Phi nhiều nước lại ghi nhận mức gia tăng thấp nhất trong nhiều tuần. Việt Nam, Mông Cổ và Thái Lan hầu như đã "quét sạch virus".
Ý tưởng xét nghiệm gộp mẫu (Pool-Test) cho phép xét nghiệm nhiều người để kịp thời cách ly các trường hợp bị nhiễm và đặc biệt hiệu quả với những nước hạn chế về năng lực xét nghiệm.
Bài báo dẫn các đánh giá cho rằng Đức nên nhìn sang Việt Nam để thấy hiệu quả trong nỗ lực phòng chống dịch bệnh.
Trong khi nước Đức đã ghi nhận gần 10.000 ca tử vong vì COVID-19 thì Việt Nam - quốc gia đông dân hơn với khoảng 100 triệu người - đến nay mới chỉ có tổng cộng 35 ca tử vong.
Theo báo này, những nước như Việt Nam, Trung Quốc, Singapore hay Hàn Quốc đã kiểm soát dịch tốt.
Chính phủ các nước sớm có hành động nghiêm túc trước mối đe dọa của đại dịch và thông tin về nguy cơ lây nhiễm. Ngoài ra, kinh nghiệm chống các đại dịch, như Hội chứng Viêm đường hô hấp cấp tính (SARS) năm 2003, cũng là yếu tố thuận lợi cho các nước nói trên trong xử lý dịch. Đó cũng là lý do giúp Chính phủ các quốc gia Đông Nam Á khống chế tốt dịch bệnh.
Hà Anh (Theo FAZ, TTXVN)
Nguồn: suckhoedoisong.vn