Tại sao rất nhiều người lại cùng lúc đi chùa trong điều kiện không thoải mái, đông đúc, xô bồ như vậy? Tại sao người ta đến chốn linh thiêng mà chen lấn, xô đẩy nhau có vẻ rất… cạn tình?

di chua cau tien va quyen nguoi nuoc ngoai thay ma soc bao tintucvietduc

Đó là thắc mắc của nhiều người nước ngoài đang làm việc và sinh sống ở VN về thực trạng lễ hội, dâng sao giải hạn... ở VN. Một số người nước ngoài khác cũng chia sẻ góc nhìn của họ về vấn đề này và kể câu chuyện tương tự ở nước họ.

Anh MICHAEL (người Pháp): 

Tôi "sốc"

42 2 Di Chua Cau Tien Va Quyen Nguoi Nuoc Ngoai Thay Ma Soc

 

Thông qua báo chí, tôi thấy chỉ một đoạn đường ngắn mà những người đi chùa vào mùa lễ hội đầu năm ở Việt Nam phải mất bao nhiêu thời gian để di chuyển, chen lấn, xô đẩy nhau. 

Nhìn cảnh tượng này, tôi không khỏi liên tưởng đến dòng người đi "săn sale" mỗi mùa sale tại các trung tâm thương mại. 

Nó thể hiện sự tham lam, muốn sở hữu nhiều hơn và trả ít hơn của chúng ta hơn là tâm thế ung dung, an nhiên mà tôi nghĩ chúng ta cần có khi đến chốn linh thiêng.

Ở miền nam nước Pháp, có một nơi mà nhiều người tin là Đức mẹ có thể chữa lành cho mọi người nên nhiều người bệnh tuyệt vọng đã tới đó với hi vọng lành bệnh. 

Dù sự thật có thế nào tôi cũng hiểu những người đến đây là vì cầu mong sức khỏe. Khi đi chùa để cầu bình an, có lẽ chúng ta cũng cần một không gian bình an, an toàn để gửi gắm những mong mỏi này. Còn nếu có ai đó đi chùa để cầu tài lộc, cầu thành công hơn nữa thì ở khía cạnh nào đó rất khó giải thích đối với tôi.

Người Việt Nam có câu “Cứu một mạng người còn hơn xây bảy cảnh chùa”. Hi vọng rằng khi có thể, chúng ta đừng quên giúp đỡ lẫn nhau. Sự giàu có không phải thể hiện qua xe xịn, nhà đẹp, mà ở sự giàu có về lòng nhân ái và tâm hồn của bạn.

Anh MICHAEL

Tôi không nói điều này tốt hay xấu, đúng hay sai, nhưng tôi khá "sốc" khi biết người ta lại cầu xin tiền tài hay quyền lực khi đi chùa. Khi cuộc sống của bạn không nằm trong vùng nghèo khổ, cần được xã hội hỗ trợ thì những gì cộng thêm vào cuộc sống đó như tài sản, tiền bạc, bạn nên tự làm ra bằng năng lực và trí tuệ của mình.

Tôi quan niệm niềm tin và đức tin nếu có nên phản ánh trong hành động, đạo đức, lòng vị tha của mỗi người đối với người khác, với cộng đồng và môi trường.

Anh SHYAM K. PAUDEL (người Nepal):

Bên ngoài ăn xin, bên trong cầu tiền tài

Ở Nepal, đạo Hindu là tôn giáo lớn. Mặc dù có một số người thường xuyên đi viếng đền, những người khác chỉ hành lễ vào những dịp đặc biệt như dịp lễ hội Dasara (ngày nữ thần Durga thắng quỷ vương) hoặc lễ hội thần Shiva Ratri.

Ở khía cạnh nào đó, việc đa số mọi người cùng tham gia lễ hội ở nước tôi cũng tương tự việc mọi người đi lễ chùa đầu năm âm lịch ở Việt Nam. 

Tại các khu vực đền chùa ở Nepal, trong mùa lễ hội, những người bán hàng sẽ tăng giá bán với những thứ mà chúng tôi dùng để dâng lên thần linh như hoa, nhang... Ngoài ra, nạn móc túi và trộm cắp cũng lộng hành trong thời gian này. Thứ hay mất nhất chính là giày dép mà chúng tôi phải cởi ra để bên ngoài đền. Dịp này, bạn cũng sẽ thấy rất nhiều người ăn xin.

Nhìn cảnh lễ hội đền chùa hằng năm ở nước tôi, tôi thường trăn trở về sự đối lập khá rõ ràng diễn ra bên trong và ngoài đền. Người ăn xin la liệt bên ngoài xin thực phẩm và tiền, còn dòng người đổ vào bên trong xin thần linh cho họ hoặc người nhà thêm của cải hoặc quyền lực.

Ở Nepal, vào mùa lễ hội, chính quyền sẽ cố gắng triển khai lực lượng cảnh sát và an ninh để kiềm chế đám đông và ngăn chặn tình trạng cướp giật hay móc túi.

Anh Uditha Karunarathne (người Sri Lanka):

Không tìm được sự bình yên

42 3 Di Chua Cau Tien Va Quyen Nguoi Nuoc Ngoai Thay Ma Soc

 

Ở nước tôi, đạo Phật là tôn giáo phổ biến nhất. Vào ngày rằm mỗi tháng, chúng tôi được nghỉ làm vì phần đông người dân theo đạo Phật đến chùa làm lễ. Tuy nhiên, không vì vậy mà có hiện tượng mất trật tự do các ngôi chùa của chúng tôi luôn mang lại cảm giác tĩnh lặng đến kỳ lạ, dù một số chùa được đặt trên những con đường lớn đông xe qua lại.

Khi tôi đến chùa Việt Nam vào mùa lễ hội, tôi không tìm được sự bình yên tương tự. Đó có lẽ là do nhiều người có hành vi không phù hợp với chuẩn mực chung của xã hội như chen lấn, xô đẩy, hay trục lợi người khác ở nơi tôn nghiêm.

Anh Jeerachart Jongsomchai (người Thái Lan):

Mất giày dép khi đi chùa

42 4 Di Chua Cau Tien Va Quyen Nguoi Nuoc Ngoai Thay Ma Soc

 

Thái Lan là một nước có phần đông dân số theo đạo Phật, chúng tôi thường xuyên đến chùa vào những ngày lễ nên chùa trở nên đông đúc. Cứ ngỡ rằng đến chùa thì tâm phải tịnh, nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều người cư xử chưa đúng mực. Một vấn đề mà chúng tôi đã tìm cách giải quyết trong thời gian rất dài là việc mất giày dép mỗi khi đến chùa.

Chính phủ không thường can thiệp vào tín ngưỡng nên chính các ngôi chùa phải tìm giải pháp cho mình. Đối với nạn mất giày dép, một số chùa đã bắt đầu phát cho người đi chùa những chiếc túi đựng giày hoặc thuê người gác cổng "canh" những đôi giày này.

 

Ông Stivi Cooke (người Úc):

Có phải do người ta quá tham lam?

Theo tôi, những điều như tôn giáo, tâm linh, tổ tiên... được thể hiện rõ trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong các nghi thức thăm viếng chùa chiền. Đối với tôi, một người phương Tây, tôi cảm thấy người Việt Nam và nhiều người ở các nền văn hóa Á châu khác có vẻ như phụ thuộc quá nhiều vào những điều này.

Đọc tin tức về những vụ lộn xộn, chen lấn vào chùa để cúng bái, xin giải hạn trong mùa lễ hội ở Việt Nam, tôi tự hỏi sao mọi chuyện lại trở nên vượt tầm kiểm soát như vậy? Tôi cho rằng nguyên nhân của những vụ lộn xộn đó là do người ta tham lam, hoặc quá khát khao để có được sự may mắn. Người ta dường như chỉ mù quáng bắt chước theo hành vi của người khác?

HÀ MY - NGỌC ĐÔNG ghi

Nguồn: Báo Tuổi trẻ Online




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC