Để sang được bên kia đường ở Hà Nội hay TP HCM, bạn phải thật can đảm, tập trung và liều lĩnh một chút.

Caroline Morse, biên tập viên du lịch của SmartTravel, đã có chuyến đi tới Việt Nam và ghi lại những trải nghiệm tuyệt vời của mình, trong đó có việc sang đường tại các thành phố lớn:

"Ở những thành phố như Hà Nội hay Sài Gòn, nơi có rất ít đèn cho người đi bộ, nhiều người vượt đèn đỏ và hàng nghìn chiếc xe máy đi không theo quy tắc gì, việc sang đường là một trải nghiệm khó quên. Dưới đây là 12 bài học để đời tôi có được chỉ từ việc sang đường ở Việt Nam:

1. Hãy can đảm lên: Giao thông sẽ không dừng lại cho bạn, giống như phần lớn các cơ hội trong đời không tự nhiên mà có. Bạn sẽ phải theo đuổi thứ mình muốn, dù là sang đường hay tìm một công việc mới. Như câu nói nổi tiếng “Vận may đến với những kẻ can đảm”, hãy nhớ điều đó mỗi lần bạn chần chừ vì sợ hãi.

2. Biết khi nào cần nhờ giúp đỡ: Trên đường tham quan thành phố, hướng dẫn viên du lịch sẽ dẫn chúng tôi qua đường. Xấu hổ,  nhưng chúng tôi sang được bên kia nhanh hơn nhiều so với tự đi.

3. Chỉ tập trung vào đường đi của mình: Bỏ qua những thứ gây xao lãng khác. Nếu bạn nhìn những chiếc xe đang lao về phía mình, bản năng sẽ khiến bạn dừng lại và bạn sẽ không bao giờ sang được. Hãy áp dụng chiến thuật nhìn thẳng, tập trung vào mục tiêu và lờ đi những chướng ngại vật quanh bạn.

42 1 Khach Tay  12 Bai Hoc De Doi Khi Sang Duong O Viet Nam

Sang đường ở Việt Nam là một trải nghiệm vừa đáng sợ, vừa thú vị với du khách nước ngoài. Ảnh: Newyorktimes

5. Giữ thăng bằng: Khi xe máy là phương tiện giao thông duy nhất, bạn sẽ nhanh chóng tìm ra cách cân bằng 3 người, thức ăn và một chiếc tivi (hay bất cứ thứ gì bạn cần chở). Bạn chỉ sống được một lần, do đó phải học cách cân bằng những thứ thiết yếu, bỏ lại phía sau những gì không cần, hoặc những gì khiến bạn chậm lại.

6. Đôi khi bạn phải lùi vài bước để tiến lên phía trước: Khi thấy chỗ mình sang đường quá đông xe, bạn có thể đi bộ thêm một đoạn nữa đến chỗ nào thưa thớt hơn, đó là cách dễ nhất và an toàn nhất. Chẳng có gì đáng xấu hổ khi đi một đường khác, dù có mất thời gian hơn so với mọi người.

7. Biết khi nào nên phá luật: Cứ sang đường ở giữa ,nếu vạch sang đường quá đông xe và không có đèn giao thông. Đôi khi đi thẳng vào giữa còn dễ hơn ra cố tránh xe ở các góc rẽ. Thật khó để tiến lên trong cuộc sống nếu lúc nào bạn cũng làm theo nguyên tắc.

8. Và biết khi nào nên theo luật: Nếu gặp đèn giao thông, hãy tận dụng. Đây không phải lúc phá luật. Trong cuộc sống, có những nguyên tắc bạn không nên phá bỏ. Trực giác sẽ cho bạn biết đó là nguyên tắc nào.

42 2 Khach Tay  12 Bai Hoc De Doi Khi Sang Duong O Viet Nam

Nhiều du khách phải lấy hết can đảm mới dám sang đường. Ảnh: Indochinapioneer.com.

9. Duy trì sự ổn định: Các tài xế dự đoán bạn sẽ đi sang đường với một tốc độ ổn định. Họ sẽ nhìn bạn và tránh ra. Nếu bạn đột ngột dừng lại, bạn sẽ làm xáo trộn tất cả. Do đó, hãy duy trì nhịp bước và tin rằng những người xung quanh sẽ không xô vào bạn.

10. Lờ những người phàn nàn đi: Sẽ có người bấm còi, thậm chí là chửi thề, nhưng hãy lờ tất cả đi, tập trung vào việc mình đang làm.

11. Đôi khi phải liều: Không liều thì không thành công. Tất nhiên việc ở lại bên này phố sẽ an toàn hơn, nhưng bạn sẽ không biết mình bỏ lỡ những gì ở phía bên kia. Đừng bỏ lỡ các cơ hội chỉ vì sợ mình sẽ thất bại.

12. Ăn mừng vì những điều nhỏ bé: Tự mình sang đường chỉ là điều đáng mừng khi bạn còn nhỏ, nhưng sang được đường ở Việt Nam là một chiến thắng. Hãy tự vỗ vai tán thưởng mình đi”.

 

Nguồn: Zing




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC