Những hằng đẳng thức đáng không ứng dụng gì vào thực tế ngoài việc rút gọn hoặc triển khai các phương trình khi đi thi

Trong các môn khoa học, Toán học là môn học mang tính hỗ trợ cho các nghiên cứu, không phải là môn học chủ đạo. Môn học chủ đạo phải là Vật Lý học và Hóa học.

Ví dụ khi người ta phóng vệ tinh vào không gian, họ phải tính được điểm cân bằng giữa lực hấp dẫn và lực ly tâm của Trái Đất. Tại điểm cân bằng, vệ tinh sẽ quay xung quanh Trái Đất theo mặt phẳng quỹ đạo của nó - xa hay gần mặt đất tương ứng với trọng lượng của vệ tinh. Nếu xa hơn điểm cân bằng, vệ tinh sẽ bay tự do vào vũ trụ, nếu gần hơn điểm cân bằng vệ tinh sẽ rơi trở lại Trái Đất. T

oán Học giúp người ta tính toán cái điểm cân bằng ấy, tính toán ở độ cao bao nhiêu thì tách rời vệ tinh ra khỏi tên lửa đẩy.

Từ ví dụ kể trên, ta có thể thấy nếu không có yêu cầu tính toán thực tế thì đã không cần môn Toán học.

Không hiểu vì sao khi Toán học đến Việt Nam, nó lại được xem là một môn khoa học chủ đạo với vô số "tín đồ" say mê môn này bất chấp yêu cầu thực tế.

Rồi có người phát biểu rằng Toán học giúp rèn luyện tư duy logic. Tư duy logic thì môn khoa học tự nhiên nào cũng rèn luyện chả cứ gì môn Toán. Đặc biệt, Vật Lý học là môn học giúp chống lại mê tín dị đoan hơn là Toán học bởi vì môn học này đòi hỏi sự chứng minh thực tế nhiều hơn là suy luận lý thuyết. Người ta học Toán để giúp cho công việc thực tế sau này của họ chứ không ai học chả dùng để làm gì.

42 1 Nguoi Viet Gioi Toan Co Lam Ra Duoc May Bay Xe Hoi Ten Lua

Xin hỏi cái hằng đẳng thức đáng nhớ học ở lớp 7 ứng dụng gì vào thực tế? Không có.

Nó chỉ giúp cho việc giải toán bằng cách rút gọn hoặc triển khai phương trình trong các đề thi. Toán học phổ thông của người ta chỉ tương đương với lớp 9 của Việt Nam. Ở cấp 3, Toán học được phân ban cụ thể cùng với hệ thống các ngành nghề có liên quan. Trong khi đó, học sinh Việt Nam phải học hết toàn bộ tất cả các môn Toán của tất cả các ban, làm sao không nặng nề cho được. Người Việt giỏi Toán, giàu có thì có làm ra được máy bay, xe hơi, tên lửa không?

Cá nhân giàu và quốc gia giàu là hai chuyện khác nhau. Giàu nhờ buôn đất cũng là giàu. Giàu nhờ phát minh công nghệ cũng là giàu. Vậy cái nào làm cho quốc gia giàu? Giàu kiểu gì mà mọi loại đồ công nghệ phải bỏ tiền ra mua. Người ta bỏ công ra nghiên cứu, vật liệu nhân công máy móc các thứ chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trên chi phí làm ra món đồ, phần lớn chi phí là để trả tiền cho nghiên cứu.

Còn ta "giỏi Toán" và "giàu có" nhưng hầu như cái gì cũng phải mua, phải nhập khẩu. Người ta bán chất xám - nói thẳng ra là bán trí tuệ - còn ta bán sức lao động, bán tài nguyên không thể tái tạo thì ai giàu hơn, thông minh hơn?

Chúng ta đã sa đà quá nhiều vào Toán đánh đố hơn là Toán ứng dụng. Học Toán hay bất cứ môn nào chỉ để biết mà không để làm thì không nên học cho phí thời gian. Người ta học để làm vừa để rèn luyện tư duy logic vừa làm ra của cải vật chất còn ta học mà không làm chỉ để rèn luyện tư duy logic suông, 

Nếu không thay đổi lại cách thức học Toán, dù ta có học Toán nhiều hơn nữa cũng không giúp ích gì cho sự phát triển của khoa học, không giúp ích gì cho nền kinh tế.

Cứ bảo rằng thế hệ sau sẽ làm được cái mà thế hệ chúng ta không làm được. Vậy, thế hệ chúng ta chả phải là thế hệ sau của vô số người học Toán trước đây sao? Rồi chúng ta có làm ra được cái gì tương đối phức tạp không? Chúng ta không thay đổi thì thế hệ sau dựa vào cơ sở nào để thay đổi?

Tranh luận về kiến thức hàn lâm bậc phổ thông đã  xảy ra trước đây, đến bây giờ đã trôi qua gần một thế hệ vẫn tranh luận lại đề tài cũ vì đối tượng để tranh luận vẫn "vũ như cẩn". Rồi các thế hệ sau, sau, sau nữa chắc hẳn cũng sẽ tiếp tục tranh luận như chúng ta hiện nay. Và ai đó sẽ phát biểu rằng "ta làm không được thì để thế hệ sau làm". Một cái vòng lẩn quẩn không có lối ra.

 

Độc giả Lâm

VnExpress




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC