Hỏi: Tôi là công dân Việt Nam, đi lao động ở CHLB Đức. Trước đây tôi đã có vợ và đã ly dị trước khi sang Đức. Khi thời gian làm việc ở Đức hết, tôi khai tên khác để ở lại và đóng đầy đủ các lệ phí trong thời gian 6 năm. Nay tôi đã được nước sở tại cấp giấy tờ cho phép cư trú lâu dài tại Đức, nhưng vẫn mang quốc tịch Việt Nam. Hiện nay, tôi muốn về Việt Nam cưới vợ và bảo lãnh cho vợ tôi sang Đức để sinh sống. Vậy tôi có thể lấy tên mới để làm thủ tục cưới vợ hay không? Vì với tên mới thì tôi không có một giấy tờ tùy thân gì cả. Và nếu được thì tôi phải làm những thủ tục gì? Ở đâu?

Tôi được phép cư trú lâu dài tại Đức với tên mới những vẫn mang quốc tịch Việt Nam. Nay có thể dùng tên này để về Vn cưới vợ không?

Trả lời:

Áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành với thông tin câu hỏi mà bạn cung cấp, chúng tôi trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Khoản 1, Điều 9 Nghị định 68/2002/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/7/2002 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài quy định như sau: “Người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm công dân nước ngoài và người không quốc tịch”.

42 1 Toi Duoc Phep Cu Tru Lau Dai Tai Duc Voi Ten Moi Nhung Van Mang Quoc Tich Viet Nam Nay Co The Dung Ten Nay De Ve Vn Cuoi Vo Khong

Theo quy định trên đây, đối chiếu với trường hợp của bạn, bạn chỉ thuộc đối tượng được cư trú lâu dài tại Đức, và vẫn mang quốc tịch Việt Nam, nên việc kết hôn giữa bạn với người Việt Nam không thuộc trường hợp hôn nhân giữa người Việt Nam và người nước ngoài.

Do vậy, nếu bạn kết hôn tại Việt Nam thì phải tuân theo các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về điều kiện, trình tự thủ tục kết hôn áp dụng với công dân Việt Nam được quy định tại Điều 9, 10, 11, 12 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam 2000.

Theo những quy định nêu trên, khi đăng ký kết hôn tại Uỷ ban nhân xã, phường, thị trấn, hai bạn phải xuất trình: Giấy chứng minh nhân dân (trong trường hợp thất lạc, bạn phải có văn bản giải trình với cơ quan đăng ký kết hôn), Giấy xác nhận tình trạng kết hôn (do cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tại Đức cấp) (Điều 18, 66 Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch). Trong trường hợp này, bạn phải mang tên theo quốc tịch Việt Nam.

Tuy nhiên, nếu như bạn đổi tên thì bạn phải thực hiện thủ tục đổi tên mới theo pháp luật Việt Nam. Thủ tục này có thể thực hiện được tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện, mà trong địa hạt huyện đó bạn đã đăng ký khai sinh trước đây. Có như vậy tên mới của bạn mới được Nhà nước Việt Nam công nhận về sự kế thừa các quyền lợi và nghĩa vụ liên quan như lợi ích là công dân Việt Nam, đã hoàn thành thủ tục ly hôn… Khi đồng ý đổi tên cho bạn, Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ cấp giấy chứng nhận tên mới và bạn phải thực hiện các thủ tục đổi tên tại các giấy tờ cá nhân có liên quan như chứng minh thư, hộ chiếu…. Trong trường hợp bạn đổi tên theo pháp luật Đức thì tên đó sẽ không được công nhận tại Việt Nam.

Bạn hãy liên hệ với các cơ quan đại diện Việt Nam tại Đức để được hướng dẫn cụ thể:

– Đại sứ quán Việt Nam tại Đức:

Add: Elsenstr. 3

12435 Berlin

Tel: 00-49-30-53630106

Fax: 00-49-30-53630200

Email: [email protected]

[email protected]

– Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Đức:

Add: Siesmayerstr.10

60323 Frankfurt am Main

Tel: 00-49-69-79533650

Fax: 00-49-69-795336511

Email: [email protected]

[email protected]

Chúc Bạn thành công.

 

Nguồn: Quê hương Online




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC