Câu hỏi:
Tôi hiện đang sống tại Đức. Tôi có làm giấy ủy quyền cho anh tôi trong nước đại diện cho tôi trong việc tranh chấp quyền sử dụng đất. Giấy ủy quyền được sự chứng thực của Ðại sứ quán VN tại Đức...
Vậy xin hỏi:
1/ Theo qui định của pháp luật thì việc xác nhận chữ ký của tôi trong đơn như vậy mà không cấp giấy chứng thực ủy quyền theo biểu mẫu qui định có được coi là hợp pháp để người nhận ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình tại VN không?
2/ Ðại diện của ĐSQ chỉ xác nhận chữ ký của tôi như vậy có được các cơ quan chức năng trong nước chấp thuận không? Giấy ủy quyền này có cần phải hợp pháp hoá lãnh sự không?
3/ Giấy ủy quyền tôi viết 03 trang, khi ký xác nhận có bắt buộc phải đóng dấu giáp lai không? Theo qui định của pháp luật thì giấy ủy quyền này có giá trị bao lâu?
Trả lời:
Theo nội dung trong Giấy ủy quyền, bà muốn để cho anh trai bà sở hữu toàn bộ diện tích nhà và đất tại Khánh Hòa.
Anh trai bà muốn có toàn quyền sở hữu hợp pháp đối với nhà và đất này, thì ông ta phải thực hiện thủ tục đăng ký đề nghị cơ quan có thẩm quyền về đất đai tại Việt Nam cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà (Giấy Chứng nhận). Một trong những giấy tờ quan trọng để anh trai bà thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy Chứng nhận, là văn bản từ chối nhận di sản của bà đối với nhà và đất nêu trên (theo quy định tại Khoản 2, Điều 642 Bộ Luật Dân sự 2005). Bà có thể đến cơ quan Lãnh sự quán Việt Nam tại Úc để được hướng dẫn thực hiện thủ tục này.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận. Nếu không có thỏa thuận thì thời hạn ủy quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền (Điều 582 Bộ Luật Dân sự 2005).
Tuy nhiên, việc lập Giấy ủy quyền của bà cho anh trai toàn quyền thừa hưởng nhà và đất nêu trên, chưa phù hợp với mục đích mà bà mong muốn. Bởi vì, việc ủy quyền chỉ có ý nghĩa đối với bên được ủy quyền trong việc thực hiện các nghĩa vụ đối với bên ủy quyền chứ không giúp anh trai bà thực hiện thủ tục đăng ký và sở hữu nhà đất theo quy định của pháp luật.