Công ty luật Cương Lĩnh xin trả lời câu hỏi của bạn:
Theo điều 646 Bộ luật Dân sự, “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”. Như vậy ông có quyền tự lập di chúc để lại tài sản của mình cho bất kỳ người nào, không phân biệt người đang định cư ở nước ngoài hay người trong nước. Khi chuẩn bị đầy đủ thủ tục, ông có thể đến UBND phường xã, thị trấn hoặc Phòng Công chứng để chứng thực việc lập di chúc của ông.
Sau khi ông qua đời, di chúc phát sinh hiệu lực thì con gái ông ở nước ngoài được nhận di sản do ông để lại. Tuy nhiên, do con gái ông là người Việt Nam định cư tại nước ngoài nên bị hạn chế một số quyền và chỉ được nhận phần giá trị trên di sản mà ông để lại. Trường hợp con ông muốn đứng tên trên căn nhà này thì phải làm thủ tục theo quy định pháp luật Việt Nam đối với trường hợp người định cư tại nước ngoài đứng tên sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Công ty luật Cương Lĩnh
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT: Nhà đất
-
Thủ tục bán nhà ở Việt Nam và chuyển tiền sang Đức 15/08/2016
-
Các loại thuế liên quan đến nhà đất 25/03/2009
-
Về việc ủy quyền và vấn đề liên quan đến tranh chấp đất đai 25/03/2009
-
Thủ tục cho Việt kiều mua nhà tại Việt Nam 30/03/2012