Hỏi:

(1) Tôi đang định cư ở nước ngoài, có gửi tiền về cho mẹ tôi mua đất, hiện mẹ tôi làm chủ sở hữu, nay mẹ tôi đã già, muốn làm di chúc thừa kế tài sản lại cho vợ chồng tôi như vậy có được không? (vợ chồng tôi còn mang quốc tịch Việt Nam). Nếu được thì tôi phải làm thủ tục gì ? Như vậy có được quyền đứng tên sở hữu đất không?

(2) Hiện nay mẹ tôi đã ngoài 70, như vậy muốn làm di chúc thừa kế thì phải làm thủ tục như thế nào và thủ tục ra sao?

Trả lời:

1. Theo qui định của luật pháp Việt Nam, đất đai là tài sản quốc gia, sở hữu của toàn dân do Nhà nước quản lí. Nhà nước có thể giao đất hoặc cho các cá nhân, tập thể thuê đất để  sử dụng vào những mục đích cụ thể như làm nhà ở, xây dựng trụ sở làm việc, sản xuất, kinh doanh... Người được giao đất, thuê đất có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo qui định của pháp luật.

Việc xin giao đất, thuê đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất... cũng như thẩm quyền của các cấp chính quyền được qui định trong

Nếu mẹ bạn là người được giao quyền sử dụng hoặc được chuyển nhượng đất hợp pháp thì mẹ bạn có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác kế cả việc thừa kế quyền sử dụng đất cho cho con cháu.

Việc chuyển quyền sử dụng đất ở phải được lập thành văn bản, phải được công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan nhà nước (trong nước) có thẩm quyền, và chỉ những đối tượng thuộc diện được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất mới được quyền nhận nhà ở (được tặng, cho) tại Việt Nam (và dĩ nhiên họ sẽ có quyền chuyển quyền sử dụng đất  cho chủ thể khác theo quy định của pháp luật).

Theo qui định của luật pháp VN, bạn là con đẻ, bạn có quyền thừa kế tài sản mà mẹ bạn để lại. Tuy nhiên vì là người VN đang sinh sống ở nuớc ngoài, không phải là đổi tượng thuộc diện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên bạn không thể thực hiện quyền thừa kế. Nếu muốn thừa kế quyền sử dụng đất mà mẹ bạn di chúc lại, bạn phải về định cư tại Việt Nam.

2. Nếu mẹ bạn muốn làm di chúc thừa kế quyền sử dụng đất cho bạn, Di chúc phải được lập thành văn bản, nếu không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Theo đó, hình thức của di chúc có thể viết tay (tự mình viết hoặc nhờ người khác viết thay), có thể đánh máy, hoặc cũng có thể di chúc miệng (di chúc bằng lời nói) trong những trường hợp đặc biệt. Có thể liên hệ tại các Phòng Công chứng Nhà nước để được cung cấp mẫu di chúc.

Nếu di chúc được xác lập mà không có chứng thực hoặc chứng nhận của UBND cấp xã hay Phòng Công chứng nhà nước (có hoặc không có người làm chứng) thì chỉ cần có chứng nhận của một hoặc hai người làm chứng về tinh thần minh mẫn, sáng suốt của người để lại di chúc là đủ, mà không cần có phiếu khám sức khoẻ.

Nếu di chúc được xác lập và có yêu cầu chứng thực, chứng nhận của cơ quan công quyền thì việc khám sức khoẻ lại là thủ tục bắt buộc khi đến các cơ quan này làm thủ tục chứng nhận di chúc. Trong trường hợp này UBND cấp xã và Phòng Công chứng nhà nước là cơ quan có thẩm quyền chứng thực, chứng nhận di chúc.

Dat Cau Hoi




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC