Tôi lấy chồng Đức và nhập quốc tịch Đức được gần 10 năm nay. Hiện tại tôi muốn về nước và nhập lại quốc tịch Việt Nam có được không? Thủ tục cụ thể thế nào? Tôi có thể giữ cả hai quốc tịch không? Cảm ơn Tòa soạn.
Thứ nhất, theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, sửa đổi, bổ sung 2014:
“Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài”.
Như vậy bạn đang sinh sống ở nước ngoài mang quốc tịch nước ngoài thuộc trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài do đó, bạn có thể thực hiện thủ tục xin trở lại quốc tịch Việt Nam để có lại quốc tịch Việt Nam.
Điều 4 Luật Quốc tịch năm 2008, sửa đổi, bổ sung 2014 quy định:
“Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác”.
Như vậy, về nguyên tắc, nhà nước chỉ công nhận mỗi công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.
Việc công nhận công dân Việt Nam được mang 2 quốc tịch chỉ áp dụng với người định cư ở nước ngoài đã có quốc tịch Việt Nam và chưa bị mất quốc tịch Việt Nam.
Trong trường hợp người nước ngoài xin nhập quốc tịch Việt Nam “thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản 2 Điều này, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép” (khoản 3 Điều 19 Luật quốc tịch 2006).
Đó là người thuộc một trong những trường hợp sau đây:
- Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
- Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
- Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Như vậy, đối với trường hợp bạn hỏi, bạn được mang hai quốc tịch là quốc tịch Việt Nam và Đức , nếu không rơi vào trường hợp bị tước quốc tịch Việt Nam.
Thứ hai, thủ tục xin trở lại Quốc tịch:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Quốc tịch 2008, sửa đổi 2014: “Các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam bao gồm:
- Xin hồi hương về Việt Nam;
- Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam;
- Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
- Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Thực hiện đầu tư tại Việt Nam;
- Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài”. Nếu thuộc trường hợp xin trở lại quốc tịch theo quy định tại điểm a khoản 1 quy định trên, hồ sơ xin trở lại quốc tịch theo quy định tại khoản 1 điều 24 Luật quốc tịch 2008, sửa đổi bổ sung 2014 gồm có:
- Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam;
- Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;
- Bản khai lý lịch;
- Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian chị bạn cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian chị bạn cư trú ở Đài Loan. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
- Giấy tờ chứng minh chị bạn đã từng có quốc tịch Việt Nam: bản sao Giấy khai sinh; bản sao Quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam; giấy tờ khác có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc có giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam trước đây của chị bạn;
- Giấy tờ chứng minh bạn đang làm thủ tục xin hồi hương về Việt Nam.
Theo quy định tại khoản 1 điều 25 Luật quốc tịch 2008, sửa đổi bổ sung 2014 thì chị bạn nếu đang cư trú tại Việt Nam thì nộp hồ sơ cho sở tư pháp nơi cứ trú, nếu cư trú ở nước ngoài thì nộp hồ sơ cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại.
Điều 25. Trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam
“1. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam nếu cư trú ở trong nước thì nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú, nếu cư trú ở nước ngoài thì nộp hồ sơ cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại. Trong trường hợp hồ sơ không có đầy đủ các giấy tờ quy định tại Điều 24 của Luật này hoặc không hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo ngay để người xin trở lại quốc tịch Việt Nam bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.”
Tư vấn bởi Luật sư Phạm Thị Bích Hảo
Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội
Nguồn: Báo Pháp Luật