Có phải người ăn trợ cấp xã hội phải mang quần áo đến tiệm giặt công cộng để làm sạch ? khi hỗ trợ chăm sóc người nhà bệnh tật, già cả .. thì được trả bao nhiêu tiền ? đó là những câu hỏi mà Tòa án Đức đã ra phán quyết trong năm 2014.
1. Với người ăn trợ cấp xã hội ``Hartz IV``
Tòa đã có phán quyết ``vẫn được ăn trợ cấp xã hội Hartz IV`` mặc dù trong tài khoản có tiền tiết kiệm :
Đây là phán quyết của Tòa án Xã hội tại thành phố Gießen đưa ra (Az.: S 22 AS 341/12). Nhưng với điều kiện, vì một lý do nào đó, số tiền đó chưa thể đến đến tay người được thụ hưởng ngay lập tức được.
Phán quyết này được đưa ra sau khi tòa thụ lý hồ sơ kiện của một bà mẹ độc thân nuôi con bị Job Center từ chối tiếp tục cấp tiền vì họ biết được con gái của bà này đang sở hữu một cuốn số tiết kiệm với tổng tiền vượt quá quy định được hưởng trợ cấp.
Sau khi được giải thích đây là toàn bộ tiền do ông bà tặng cháu nhưng với điều kiện đến tuổi trưởng thành mới được dùng. giờ thì chưa được phép rút ra, nên không thể tính vào tiền tiết kiệm chung của cả gia đình .
Điều đặc biệt cho năm 2015:
Phải là máy giặt gia đình chứ không phải ôm đồ đến tiệm giặt công cộng: Những người sống độc thân khi hưởng trợ cấp xã hội Hartz-IV được quyền hỗ trợ một máy giặt cho căn hộ của mình. Đó là phán quyết của Tòa án Xã hội tại thành phố Dresden (Az.: S 20 AS 5639/14 ER).
2. Chăm sóc người già, thân nhân.
Bạn sẽ nhận được ít tiền hơn khi chăm sóc người thân của mình: Nước Đức sẽ không phải trả nhiều tiền khi bạn tự chăm sóc thân nhân của mình. Đây là phán quyết của Tòa án liên bang (Az.: 1 BvR 1133/12).
Còn đối với những người chăm sóc chuyên nghiệp, thì họ sẽ nhận được nhiều tiền hơn và điều này không vi phạm đạo luật cơ bản (Hiến pháp).
Dù có cắt đứt quan hệ - Con cái vẫn phải trả tiền cho cha mẹ khi họ không có khả năng tự lo cho mình: kể cả khi bố mẹ và con cái không còn quan hệ hàng chục năm liền, khi cần thiết con cái vẫn phải trả tiền nhà cửa cho bố mẹ của họ. Đây là phán quyết của Tòa án Liên bang (Az.: XII ZB 607/12). vị Quan tòa này đã đưa ra phán quyết trong một vụ kiện, buộc cậu con phải hỗ trợ ông bố già của mình. Lý do được đưa ra là ông bố đã có công nuôi dậy đứa con này 18 năm liền cho đến khi trưởng thành, nên ông đã hoàn thành nghĩa vụ của mình, giờ thì đứa con cũng phải có trách nhiệm tương tự khi ông bố về già và gặp khó khăn.
3. Luật lao động
Khi người lao động khai khống thời gian làm làm việc, thì có thể bị chủ thải hồi ngay lập tức: Đây là phán quyết của Tòa án bang Hessen (Az.: 16 Sa 1299/13).
Quyết định này được đưa ra sau vụ việc tại một xưởng chế biến thịt. Người nhân viên này lúc nghỉ đã không ra máy tính công bấm nút thoát ca, nên thời gian nghỉ đó cũng bị tính vào giờ làm một cách bất hợp pháp.
Theo Trung Khoa
Thời báo