Một phần tư từ ngữ tiếng Đức là động từ (khoảng 125000 từ), không thể luyện tập hết từng từ một. Thế nhưng nếu ta luyện tập thật thuần thục khoảng 100 hoặc 200 động từ đầu tiên thì sau đó những động từ khác cứ tự bật ra
1. Các cách chia động từ Tiếng Đức
Một khi nói đến qui tắc chia động từ Tiếng Đức thì dĩ nhiên đây là những động từ có qui tắc chia hẳn hoi (regelmäßigen Verben). Những động từ này chiếm phần lớn trong động từ tiếng Đức.
Động từ bất tuân qui tắc (unregelmäßigen Verben) thì như tên gọi của chúng không có qui tắc nhất định, chỉ có cách học thuộc lòng. Cũng may là chúng không quá nhiều nên với thời gian chúng ta cũng quen dần đi.
Theo như thống kê thì có tổng cộng (đến bây giờ) khoảng hơn 3000 động từ bất tuân qui tắc. Thường xuyên sử dụng chỉ có khoảng 100 đến 200 động từ bất tuân qui tắc.
Đây không phải là một con số gọi là nhiều được, thêm nữa những động từ này rất hay được sử dụng hàng ngày nên chúng ta cũng có thể nhớ được chúng sau một thời gian tiếp xúc với người Đức.
Có tổng cộng sáu cách chia động từ trong tiếng Đức.
- Chia động từ thời hiện tại (Präsens)
- Chia động từ thời quá khứ (Präteritum)
- Chia động từ thể mệnh lệnh thức (Imperativ)
- Chia động từ thể giả định I (Konjunktiv I)
- Chia động từ thể giả định II (Konjunktiv II)
- Ngoài ra còn có qui tắc chia những động từ có chữ cuối cùng của gốc động từ là t, d, m, n.
Dĩ nhiên không phải là tôi có ý làm cho bạn nản lòng mà ngược lại tôi muốn bạn có một sự hình dung cụ thể ngay từ đầu để khi sử dụng chúng ta luôn ý thức được tại sao.
2. Cấu trúc của động từ
Nhưng muốn chia động từ thì trước hết chúng ta phải nói một chút về cấu trúc của động từ.
Động từ tiếng Đức tồn tại ở ba dạng cơ bản (Grundform, Nennform). Đó là dạng nguyên thể (Infinitiv), dạng quá khứ (Präteritum) và dạng động tính từ II (Partizip II).
Ở dạng nguyên thể (Infinitiv) động từ tiếng Đức bao giờ cũng có cấu trúc giống nhau như sau:
Phần đầu (Präfix) + Gốc của động từ (Verbstamm) + Đuôi động từ (Endung)
Không phải động từ nào cũng có phần đầu (Präfix). Vì thế trước hết chúng ta chỉ tập trung vào những động từ không có phần đầu.
Để nhận ra gốc của động từ theo tôi trước hết chúng ta phải biết đuôi của động từ. Đuôi của động từ trong tiếng Đức bao giờ cũng có đuôi –en hoặc –n.
lernen (học) có đuôi –en; gốc là phần còn lại tức là lern.
handeln (hành động) có đuôi –n; gốc handel.
tun (làm) có đuôi –n; gốc tu.
ärgern (chọc giận) có đuôi –n; gốc ärger…
3. Qui tắc chia động từ thời hiện tại (Konjugation – Regelmäßigen Verben)
Infinitiv
(Nguyên thể) |
Personal
(Ngôi) |
Verbstamm
(Gốc động từ) |
Endung Präsens
(Thời hiện tại) |
malen (vẽ) | ich (tôi) | mal | -e |
lernen (học) | du (anh) | lern | -st |
leben (sống) | er, sie, es
(anh ta, cô ta, cái ấy) |
leb | -t |
danken (cám ơn) | wir (chúng tôi) | dank | -en |
gucken (nhìn) | Ihr (các anh) | guck | -t |
fragen (hỏi) | sie (Plural)
(họ, số nhiều) |
frag | -en |
zählen (đếm) | Sie
(Ngài, ngôi lịch sự) |
zähl | -en |
- Ngôi thứ ba số ít (er, sie, es) chia giống nhau.
- Ngôi thứ nhất số nhiều (wir), ngôi thứ ba số nhiều (sie) và ngôi lịch sự (Sie) chia giống nhau.
Ngoại lệ I
Nếu gốc của động từ (Verbstamm) có những chữ cuối như: s, ß, x, z
Ví dụ như các động từ: reisen, reißen, mixen, reizen…
Do sẽ gặp khó khăn khi đọc nên khi chia ngôi thứ hai số ít (du) sẽ bỏ đi chữ “s” chỉ sử dụng một chữ “t“thôi. Cũng may là những động từ này tương đối hiếm.
Ví dụ chia động từ „heißen“ (tên là):
Singular (Số ít) |
Plural (Số nhiều) |
||
1. Person | ich heiße | wir heißen | 1. Person |
2. Person | du heiß( )t | ihr heißt | 2. Person |
3. Person | er / sie / es heißt | Sie / sie heißen | 3. Person |
Dưới đây là một số động từ thuộc về nhóm này:
beweisen (chứng minh); heizen (làm nóng, sưởi); mixen (trộn); reisen (du lịch); reißen (kéo, xé); reizen (hấp dẫn); sich setzen (dịch chuyển cơ thể); sitzen (ngồi);
Ngoại lệ II
Chỉ có một vài động từ không có đuôi „en“ mà đuôi „n“.
Ví dụ như: dauern, erinnern, klingeln und lächeln.
Trong những động từ này nếu chữ cuối của gốc động từ là „l“ như lächeln thì khi chia ngôi thứ nhất số ít (ich) chữ „e“ của gốc động từ sẽ bị bỏ đi: Ich lächle, ich sammle, ich klingle…Các ngôi còn lại thì vẫn chia như thường lệ.
Ví dụ chia động từ „sammeln“
Singular |
Plural |
||
1. Person | ich samm( )le | wir sammeln | 1. Person |
2. Person | du sammelst | ihr sammelt | 2. Person |
3. Person | er / sie / es sammelt | Sie / sie sammeln | 3. Person |
Dưới đây là một số động từ trong nhóm này:
googeln; lächeln; klingeln; und sammeln;
Đây là sự chia động từ trong thời hiện tại (Präsens). Thời quá khứ cũng có nguyên tắc chia động từ riêng. Mặc dù khi nói chuyện hàng ngày người ta ít khi sử dụng đến thời quá khứ (Präteritum). Nhưng trong ngôn ngữ viết thì hầu như chỉ sử dụng Präteritum. Muốn đọc được sách và các loại văn tự thì cũng nên xem qua.
Theo tôi thì không nhất thiết phải học và sử dụng ngay thời quá khứ (trước mắt chỉ nên biết). Trong khi đọc sách tự nhiên sẽ có cảm giác và hiểu được đó là động từ nào (trừ một số động từ bất tuân qui tắc).
Nên nhớ:
– Gốc động từ (Verbstamm) không bị thay đổi khi chia, chỉ có đuôi của chúng bị thay đổi ít nhiều.
– Những ngôi mà động từ phải chia theo ở trên gọi là chủ ngữ (Subjekt) trong câu.
– Động từ đã được chia theo ngôi như trên không còn ở dạng nguyên thể nữa (Infinitiv = chưa có đích, tiếng Latinh) mà là dạng đã về (có) đích (finit). Chúng có tên gọi là Prädikat hoặc finites Verb, tiếng Đức còn gọi là konjugiertes Verb (động từ đã được chia). Đôi khi người ta còn gọi chúng là Satzkern (lõi câu), Satzaussage(Nội dung câu)…
– Sự hòa đồng giữa Subjekt và konjugiertes Verb trong câu về số và theo ngôi được gọi là die Kongruenz zwischen Subjekt und Prädikat.
Wir kaufen… // “Wir” phải đi với kaufen
Sie kauft… // Một phụ nữ mua…(số ít)
Sie kaufen… // Họ mua… (số nhiều)
4. Luyện tập:
Hãy tập chia các động từ trên (malen, lernen, leben, danken, gucken, fragen, zählen)cho tất cả các ngôi.
Mẫu chia:
Ich male eine Blume. // Tôi vẽ một bông hoa.
Du malst eine Blume. // Anh vẽ một bông hoa.
Er malt eine Blume. // Anh ta vẽ một bông hoa.
Sie malt eine Blume. // Cô ta vẽ một bông hoa.
Es malt eine Blume. // Nó (đứa trẻ) vẽ một bông hoa.
Wir malen eine Blume. // Chúng tôi vẽ một bông hoa.
Ihr malt eine Blume // Các anh vẽ một bông hoa.
Sie malen eine Blume. // Họ vẽ một bông hoa.
Sie malen eine Blume. // Ngài vẽ một bông hoa.
Hãy chia tiếp những động từ sau:
trinken (uống); heiraten (cưới); wohnen (sinh sống); studieren (nghiên cứu); reparieren (chữa);
kommen (đến); brauchen (cần); fragen (hỏi); fotografieren (chụp ảnh); kaufen (mua)
Tìm trong từ điển những động từ thường dùng thực dụng trong cuộc sống hàng ngày để tập chia.
Những điểm cần lưu ý khi tập chia động từ:
- Chia động từ cũng như tập võ, không thuần thục thì không sử dụng được.
- .
Cái này gọi là cảm giác chia động từ. Như thế chúng ta mới thấm thía câu nói „Vạn sự khởi đầu nan.“ của cổ nhân.
Nguồn: HOCTIENGDUC.DE