Trong suốt Thế chiến thứ 2 ông ta nổi tiếng với biệt danh “Tên đồ tể của Lyon” nhưng khác với những tên lính Đức Quốc xã khác, Klaus Barbie không bị bắt giữ và xét xử ngay sau khi cuộc chiến kết thúc.
Sĩ quan Đức Quốc xã và tội phạm chiến tranh Klaus Barbie là những kẻ phải chịu trách nhiệm cho cái chết của 14.000 người trong suốt giai đoạn Thế chiến thứ 2.
Mặc dù vậy CIA vẫn chiêu mộ Barbie và ông ta đã trở thành một nhân vật chủ chốt trong mạng lưới buôn bán ma túy ở khu vực Mỹ Latinh.
Cho dù chính ông ta là người đã đưa rất nhiều gia đình vào các trại tập trung chết chóc nhưng nước Mỹ vẫn lựa chọn ông vào vị trí điệp viên của CIA và đưa ông ta tới Bolivia nơi Klaus đã hỗ trợ việc tấn công vào một đế chế ma túy tàn bạo.
Cuộc đào thoát đầu tiên của Barbie thoát khỏi công lý chính là một sai lầm đã góp phần khiến mạng lưới buôn bá ma túy phát triển mạnh và công lý đã không thể được thực thi cho mãi tới nhiều năm sau đó.
Warren Manger của tờ Daily Mirror từng phỏng vấn nhà báo người Mỹ Peter McFarren, đồng tác giả cuốn tiểu sử có tên “Điệp vụ của quỷ dữ” (The Devil’s Agent) của cựu lính Đức Quốc xã này.
“Tuy Barbie không trực tiếp vận chuyển hàng cân thuốc phiện nhưng ông ta đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của ngành thương mại ma túy ở Bolivia, Peru và Columbia. Ông ta là người liên lạc giữa các ông trùm ma túy và chính phủ, quân đội và các nhóm lính đánh thuê”, McFarren cho biết.
Năm 1942, Barbie được chỉ định là chỉ huy nhóm cảnh sát mật của Hitler khi mới 29 tuổi, thời điểm ông ta được giao truy lùng các thành viên của phong trào kháng chiến Pháp (French Resistance).
Khách sạn Terminus là trụ sở của Gestapo ở Lyon, nơi Klaus Barbie reo rắc nỗi kinh hoàng ở thị trấn Rhone.
Trong giai đoạn chiến tranh, ông ta có được biệt danh “Đồ tể” (Butcher) bởi sự tra tấn dã man các nạn nhân của mình bằng nhiều thủ đoạn như lạm dụng tình dục, cho giật điện hay đập vỡ xương.
Khi Barbie phải đối diện với nguy cơ bị truy tố vì những tội ác chiến tranh của mình, bao gồm cả việc phải chịu trách nhiệm với cái chết của 14.000 người, CIA đã tranh thủ được sự hỗ trợ của Vatican để giúp ông ta đổi tên thành Klaus Altmann và đưa ông ta tới Bolivia năm 1951.
Barbie đã trở thành đại tá trong quân đội Bolivia, nơi ông ta tranh thủ được sự giúp đỡ của nhóm khủng bố được gọi là “Fiancés of Death”. Ông ta cũng tư vấn cho quân đội Bolivia những kỹ thuật tra tấn và thẩm vấn.
Sau đó ông ta hợp tác với một số trùm ma túy khét tiếng nhất trong khu vực, trong đó có cả Pablo Escobar, người mà nhiều khả năng đã được ông ta cung cấp vũ khí cho dù đồng minh thân cận nhất của Barbie là vị tướng người Bolivia Roberto Suarez Gomez, người mà ông ta thường xuyên tiếp xúc trong những năm đầu của thập niên 80 thế kỷ trước.
Barbie từng ảo tưởng về một cuộc cách mạng ở Bolivia bởi Suarez Gomez rất muốn được tự do mở rộng đế chế ma túy của mình mà không phải lo lắng bị truy tố.
Klaus Barbie – phía sau tấm kính cùng với luật sư của mình là Jacques Verges đằng sau, cuối cùng đã bị đưa ra xét xử năm 1987.
Sau chiến tranh, Barbie đã cung cấp vũ khí và gặp gỡ trùm ma túy Colombia Pablo Escobar (ảnh phải), người có khối tài sản khổng lồ 30 tỷ bảng và đã giết chết hàng nghìn người dân Colombia để duy trì đế chế của mình.
Vì vậy chúng sắp xếp một cuộc đảo chính quân sự để đưa Tướng Luis Garcia Meza Tejada vào vị trí chỉ huy quân đội, sau đó trở thành tổng thống vào năm 1980, và nguồn tài chính để thực hiện việc này là từ tiền buôn bán ma túy.
McFarren cho biết: “Việc lật đổ một chính phủ dân chủ bằng nguồn tiền buôn bán thuốc phiện là điều chưa từng được biết tới. Nó tạo ra một tiền lệ nguy hiểm đối với việc nền dân chủ có thể bị ngưng trệ bởi sự tác động của những đồng đô la và các thế lực khủng bố của những kẻ buôn bán ma túy. Ở Colombia và Peru, có cả các quan chức chính phủ, cảnh sát, và quân đội tham gia vào việc buôn bán ma túy. Nhưng tôi không thể nghĩ được rằng sẽ có một chế độ khác hoàn toàn nằm trong tay của những kẻ buôn bán và Barbie đóng một vai trò quan trọng trong quá trình này”.
Barbie có một cuộc sống rất thuận lợi ở Bolivia và thậm chí ông ta còn trở thành một nhân vật tiếng tăm tại đất nước này.
“Ông ta không hề bị coi là một tên Đức Quốc xã giết người tàn bạo. Ông ta trở thành một nhân vật bác ái. Tôi thấy ông ta trên phố, cùng vợ mình đi uống cà phê”, McFarren nói.
Sau sự sụp đổ của chế độ độc tài quân sự, Barbie đã bị dẫn độ từ Bolivia sang Pháp năm 1983 để tham dự phiên tòa xét xử cho những tội ác chiến tranh của mình.
Sau đó, dù đã ở tuổi 70 nhưng ông ta vẫn không hề sám hối vì những tội ác đã gây ra và thậm chí còn tuyên bố: “Dù có đứng trước Đức Chúa trời thì tôi vẫn là người vô tội”.
Với 41 cáo buộc về những tội ác của mình, Barbie đã bị kết án tù chung thân vào tháng 7/1987. Ông ta qua đời 4 năm sau đó vì mắc bệnh bạch cầu và ung thư cột sống. “Hầu hết những tên phát xít Đức thoát khỏi truy tố đều mai danh ẩn tích, và họ thường chạy tới vùng Nam Mỹ. Nhưng Barbie lại trở thành một nhân vật nổi tiếng. Điều đó khiến ông ta trở nên khác biệt. Và không những vậy ông ta còn có thể sống rất thoải mái ở Bolivia trong hơn 30 năm”.
Barbie từng khoe khoang về việc săn lùng anh hùng Che Guevara (nhân vật trong ảnh).
Theo Kim Chi
VNTinnhanh/ Daily Mail