Người Đức rất kỹ tính, họ làm như vậy là có lý do cả.

Là một phần không thể thiếu của “công trình phụ”, bệ xí đã trở thành yêu cầu bắt buộc cho cuộc sống văn minh.

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đã áp dụng loại xí bệt với phần bệ lõm xuống. Khi xả nước, chất thải sẽ bị cuốn thẳng xuống cống thoát. Đó là loại xí bệt cơ bản có thể tìm thấy ở hầu hết các châu lục.

Tuy nhiên, ở Đức, Áo, Hungary và Hà Lan lại dùng kiểu xí bệt có thiết kế lạ đời có tên “flat bottom toilet” (xí bệt đáy phẳng). Thay vì hình nón, phần bệ lõm xuống lại phẳng phiu và được đặt cao hơn cống thoát. Tấm ảnh dưới đây sẽ cho thấy sự khác biệt:

42 1 Nhung Ly Do Thu Vi Khien Xi Bet Cua Duc Co Cong Thoat Nguoc Doi Voi The Gioi

Để lý giải điều này, phải lật lại lịch sử hàng trăm năm của bệ xí. Ở thời điểm nào đó, có sự chia rẽ trong cộng đồng thiết kế xí bệt.

Đại đa số cho rằng, phân nên rơi xuống và ngập trong nước càng nhanh càng tốt để hạn chế mùi hôi bốc lên. Đó là cách tiếp cận cổ điển của phương Tây.

Tuy nhiên, vài nhà thiết kế ở Đức lại cho rằng xí bệt cổ điển vẫn có thiếu sót: Lỗ cống thoát (siphon) rất thấp và thẳng đứng, có nguy cơ nước bắn ngược lên bàn tọa. Người Đức cho rằng sự bất tiện đó là không thể chấp nhận được. Dó đó, thiết kế đáy phẳng với cống thoát ngược với bình thường có thể làm giảm đáng kể nước bắn lên bàn tọa.

Tuy nhiên, các nhà thiết kế phương Tây phản bác lại rằng, thiết kế đáy phẳng cũng đâu có hoàn hảo – phân của chúng ta sẽ nằm chềnh ềnh ở đó và bốc mùi.

Thật thú vị, người Đức chẳng có vấn đề gì với điều đó. Thậm chí, nó còn nằm trong tính toán của thiết kế đáy phẳng: Họ có thể quan sát phân của bản thân hàng ngày để đánh giá tình hình của hệ tiêu hóa. Phát hiện giun hoặc máu trong phân là điều khá nghiêm trọng.

Tưởng rằng đến đây, các nhà thiết kế phương Tây đã cứng họng. Họ lại tiếp tục: Xí bệt đáy phẳng sẽ gây bắn tung tóe ra xung quanh khi đàn ông tiểu đứng. Không sai, chỉ trừ việc đàn ông Đức có thói quen tiểu ngồi. Đến nước này thì bắt bẻ kiểu gì nữa?

42 2 Nhung Ly Do Thu Vi Khien Xi Bet Cua Duc Co Cong Thoat Nguoc Doi Voi The Gioi

Thú vị đúng không? Không có gì là hoàn hảo và đó là 2 trường phái tư tưởng, 2 cách tiếp cận văn hóa khác nhau.

Ngoài ra, sự khác biệt còn nằm ở mực nước ở cống thoát. Ở Mỹ, mực nước trong bồn cầu thường tràn lên quá nửa, cao hơn nhiều so với thế giới. Còn ở châu Âu, nước chỉ xâm xấp cống thoát.

Xí bệt của Mỹ: Dễ bắn nước, đi tiểu gây tiếng ồn lớn, thậm chí “của quý” còn có thể bị nhúng xuống nước nếu ngồi không cẩn thận. Thế nhưng, phân sẽ luôn được đảm bảo ngập trong nước, hạn chế được mùi hôi. Ngoài ra cũng đỡ tốn công cọ rửa hơn vì phân trôi nổi lững lờ dưới nước, ít tiếp xúc với bề mặt bệ xí.

Cùng thở phào vì câu hỏi tưởng như hóc búa này đã được giải đáp.

Tham khảo bài viết “Why do toilets in Germany have a flat bottom and a hole on the opposite side?” của Laurent Richard – thành viên Quora

 

Nguồn: Genk




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC