Học sinh một trường tiểu học ở Đức
Nguồn: iStockphoto / Wavebreakmedia
1- Tiểu học
Từ lớp 1 đến hết lớp 4 các bé chủ yếu chỉ học những kiến thức cơ bản như đọc, viết, làm toán với mực độ nhẹ nhàng, khối lượng học rất ít.
Chủ yếu các bé chỉ chơi và học các kỹ năng sinh tồn/ thoát hiểm, kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, nhận thức về bản thân, quyền và trách nhiệm của mỗi người; điều gì được phép, điều gì không; cũng như đâu là giới hạn người khác được làm với mình...
2- Bốn mô hình (loại) trường trung học
Khác với nhiều quốc gia chỉ có một mô hình trường trung học, Đức có 4 mô hình trung học với tính chất, chất lượng học sinh và cả số năm học khác nhau.
- Gymnasium (trường chuyên)
Từ lớp 5 đến lớp 12 (hoặc lớp 13 tuỳ bang), dành cho hs có năng khiếu và trình độ cao; dạy chuyên sâu vào các môn. Ngoài những môn bắt buộc như Tự Nhiên, Ngoại Ngữ, những môn khác hs có thể lựa chọn học riêng theo sở thích và năng khiếu của mình. Nghĩa là ngoài những tiết học với các môn bắt buộc cùng cả lớp; một số em sẽ sang lớp khác để học môn khác. Điều này khác hẳn với lớp học ở VN, học sinh sẽ học với nhau đến ít nhất là hết năm học.
Tốt nghiệp Gymnasium, hs sẽ nhận bằng tú tài (Abitur), là tấm vé để bước vào đại học.
- Realschule
Realschule phù hợp với những hs học lực khá. Chương trình học từ lớp 5 đến lớp 10.
Mô hình Realschule phổ biến hơn Gymnasium với hơn 40% học sinh Đức theo học. Ở đây, hs được trang bị kiến thức Toán, Văn, Anh ngữ và các môn kỹ năng mềm như tin học, thuyết trình...
Bằng tốt nghiệp được gọi là Realschulabschluss. Với tấm bằng này, hs có thể đăng ký học nghề, tay nghề cao (Ausbidung). Trong quá trình học, nếu hs có thành tích vượt trội có thể chuyển sang học trường Gymnasium để vào đại học.
- Hauptschule
Hauptschule dành cho hs có học lực trung bình hoặc yếu. Thời gian học từ lớp 5 đến lớp 9. Ở đây, hs cũng được học các môn như Gymnasium và Realschule nhưng với tốc độ chậm hơn, lượng kiến thức ít hơn. Hs tại Hauptschule sau khi tốt nghiệp thường lựa chọn học nghề, làm công nhân thuần túy.
Các em học nghề bán thời gian, sáng đi học, chiều thực tập tại nhà máy, công xưởng đến năm 18 tuổi. Trong quá trình học, nếu cảm thấy chương trình dưới khả năng, hs có thể chuyển lên trường Realschule hoặc Gymnasium.
- Gesamtschule
Gesamtschule kết hợp các đặc điểm của Gymnasium, Hauptschule và Realschule. Tuy nhiên, mô hình này không dạy chuyên sâu, không phát huy được những năng khiếu của hs (nếu có). Vì thế, đa số những hs có năng khiếu hoặc trình độ sẽ không theo học trường này.
3. Hệ thống giáo dục phân tầng
Khái niệm phân tầng trong giáo dục là điểm đặc trưng của hệ thống giáo dục Đức.
Về cơ bản, trường trung học tại Đức chia ra làm ba mô hình chính: Gymnasium, Realschule và Hauptschule.
Từ năm 10 tuổi, hs đã phải lựa chọn vào một trong ba nhóm trường này và điều đó sẽ ảnh hưởng đến quyết định học đại học, tương lai nghề nghiệp của các em sau này. Thường phụ huynh và giáo viên sẽ giúp các em đưa ra lựa chọn.
Theo đó, Gymnasium là cánh cửa chính để vào đại học.
Realschule định hướng học sinh đến những nghề nghiệp cơ bản như nhân viên bán hàng, y tá, thư ký.
Hauptschule giúp các em trở thành những người công nhân chuyên nghiệp.
4. Giáo dục tại nhà (không cho trẻ đến trường) là bất hợp pháp
Người Đức coi giáo dục là nền tảng quan trọng. Vì thế, luật quy định học sinh từ 6 đến 15 tuổi phải đến trường. Một ngày học tại Đức diễn ra từ 4 đến 5 giờ đồng hồ. Bắt đầu từ 7h30 sáng và kết thúc vào 1h30 chiều. Thời gian còn lại, phụ huynh có thể dạy thêm trẻ tại nhà nếu muốn. Tuy nhiên, luật GD ở Đức cấm phụ huynh không được dạy trước, chỉ được dạy ôn bài cũ. Điều này giúp cho hs không mất tập trung khi giáo viên giảng bài mới trên lớp, cũng như giúp cho giáo viên nắm bắt thực chất của mỗi học sinh.
5. Áp dụng lịch học đại học vào trung học
Lịch học của hs phổ thông tại Đức giống với lịch học của sinh viên ĐH. Sáng học văn hóa, chiều tham gia hoạt động ngoại khóa tại trường/ lớp.
Giờ học bắt đầu học từ 7h30 và kết thúc vào 13h30. Mỗi môn học kéo dài 45 hoặc 90 phút (với những môn học 2 tiết liền). Giữa các tiết có 5 phút nghỉ giải lao và 2 lần nghỉ kéo dài 20 phút mỗi ngày.
Theo quy định, các lớp học sẽ kết thúc trước giờ ăn trưa.
Trường tiểu học có bếp và nhà ăn, bố mẹ phải đóng tiền.
Trường trung học không có nhà ăn. Hs phải tự mang đồ ăn theo (thường các em tự chuẩn bị sẵn từ tối hôm trước, gồm bánh mì kẹp, thêm quả chuối hoặc quả táo...). Những hs lớp lớn thường kéo nhau ra ngoài trường ăn trưa ở quán bán đồ ăn nhanh.
Buổi chiều, hs được khuyến khích tham gia các hoạt động ngoại khóa như hội thảo, điền kinh, câu lạc bộ...
6. Không xe đưa đón, không giáo viên thay thế
Trong khi việc đưa đón hs tương đối phổ biến ở nhiều nước, chúng rất hiếm gặp ở Đức. Phụ huynh muốn hs độc lập từ nhỏ nên các em thường sử dụng phương tiện giao thông công cộng hoặc tự đi…