Mỗi tuần, hàng trăm di dân Trung Quốc đã vượt qua biên giới một quốc gia Nam Tư cũ, như một cửa ngõ dễ dàng tiến vào châu Âu.

42 1 Di Dan Trung Quoc Su Dung Serbia Lam Cua Ngo Vao Chau Au Nhu The Nao

Được gọi là “ngỗng” (geese) –  xếp thành một đoàn dài, những di dân Trung Quốc ở độ tuổi 20, chủ yếu là nam thanh niên, tất cả đều mặc quần áo rẻ tiền và mang theo ba lô nhỏ khi đi qua trạm hải quan tại Sân bay Quốc tế Surčin (sân bay Nikola Tesla) thành phố Belgrade, thủ đô Serbia. 

Đàn chim di cư

Các hành khách đến trên một chiếc máy bay từ Bắc Kinh vào một buổi chiều mới đây bao gồm một phái đoàn Trung Quốc gồm 5 thành viên, phái đoàn này rời khỏi sân bay trong một chiếc xe bọc thép với đội hộ tống là quân đội Yugoslavia, và khoảng chục người Serbs. 

Tờ Abc News trích lời phi công Uca Prokopijevic: “Một chuyến bay đến Bắc Kinh thì trống rỗng, nhưng khi quay trở lại Belgrade hoàn toàn chật kín. Hãy thử đặt chỗ trước. Sẽ không tìm được chỗ ngồi từ Bắc Kinh”.

42 2 Di Dan Trung Quoc Su Dung Serbia Lam Cua Ngo Vao Chau Au Nhu The Nao

Sân bay Belgrade Nikola Tesla hôm 14/5/2013, Belgrade, Serbia. (Ảnh: dreamstime)

Những di dân sẽ gặp một người đàn ông Trung Quốc tại khu vực với một số điện thoại di động trong tay và một danh sách tên những người khác. Sau khi thực hiện một số cuộc gọi, ông dẫn họ ra ngoài theo từng nhóm từ 5 đến 15 người, giống như một chuyến đi thực địa của học sinh. Họ đi đến một bãi đỗ xe đằng xa, nơi có một số xe ô tô đã qua sử dụng của phương Tây chờ sẵn và chui vào xe, sau đó tất cả rời đi không dấu vết.

Thủ đô Belgrade của Serbia là cổng vào

Người ta có thể đã không nghĩ rằng Yugoslavia, một trong những nước nghèo nhất và cô lập nhất ở châu Âu, lại có thể trở thành một vùng đất của cơ hội. Nhưng đối với khoảng 15.000 người nhập cư Trung Quốc, đó là một vùng đất mới để kinh doanh. Và đối với hàng ngàn người Trung Quốc khác, đó là một cửa ngõ vào phương Tây.

“Khoảng 80.000 người Trung Quốc đã sử dụng Yugoslavia như một bước đi đầu tiên cho hành trình kín đáo của họ tới phương Tây kể từ đầu năm 1990”, ông Predrag Milojevic, người điều hành một công ty tư vấn cho những người Trung Quốc muốn ở lại Yugoslavia cho biết. “Người ta thậm chí đã đặt một cái tên theo tiếng Trung Quốc cho họ, ‘Ya-Zi,’ hoặc ‘Ngỗng’ (geese’) trong tiếng Anh.

Họ đang sử dụng Serbia như một cửa ngõ vào phương Tây với tốc độ 400 người mỗi tuần.

Mối quan hệ tốt đẹp giữa Yugoslavia và Bắc Kinh

Vì mối quan hệ tốt đẹp của Yugoslavia với Trung Quốc, công dân Trung Quốc được cấp thị thực nhập cảnh Belgrade một cách hợp pháp và dễ dàng. Tất cả những gì họ cần là hộ chiếu Trung Quốc, thư mời của một người họ hàng sống ở Serbia và bằng chứng rằng họ đã mua một vé máy bay khứ hồi.

42 3 Di Dan Trung Quoc Su Dung Serbia Lam Cua Ngo Vao Chau Au Nhu The Nao

Tổng thống Serbia Tomislav Nikolic trao tặng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình huy chương của Cộng hòa Serbia sau cuộc gặp tại Belgrade, Serbia June 18, 2016. (Ảnh: REUTERS/ Marko Djurica)

Hầu hết không muốn ở lại quê nhà, theo Milojevic – một sinh viên tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh đã trải qua 14 năm ở Trung Quốc và Hồng Kông. Gia đình họ (những di dân) đã tiết kiệm hoặc vay mượn 10.000 USD để trả cho một “người chuyên nghiệp”, hoặc một kẻ buôn người, khoản chi phí này trả cho tất cả các giấy tờ cần thiết, cộng thêm sự đảm bảo rằng cộng sự của ông ta sẽ gặp người nhập cư tại sân bay Belgrade và đưa họ bất hợp pháp tới phương Tây.

“Ngỗng” chủ yếu đến từ khu vực nghèo khó Qingtian của tỉnh Chiết Giang (Zhejiang) miền Nam Trung Quốc, Milojevic cho biết.

Những tuyến đường của “đàn ngỗng di cư”

Từ Belgrade, những di dân sẽ đi theo một trong 3 tuyến đường. Một số đi về phía nam qua Montenegro, quốc gia nhỏ hơn hai nước cộng hòa Nam Tư, và sau đó họ đi thuyền tới Ý. 

42 4 Di Dan Trung Quoc Su Dung Serbia Lam Cua Ngo Vao Chau Au Nhu The Nao

Từ Montenegro, di dân Trung Quốc sẽ tới Italia. (Ảnh: reportingproject)

Những người khác đi về phía tây, băng qua Slovenia và sau đó xuyên Áo qua Croatia, hoặc băng qua một phần lãnh thổ được soát bởi người Serb trong khu vực Bosnia-Herzegovina. Và nhiều người khác thử vận may của họ hướng về phía bắc, qua Hungary và Áo.

Tuy nhiên, không phải ai cũng thành công trong hành trình xuyên qua các biên giới để tới phương Tây. Một tháng trước, cảnh sát Serb đã bắt giữ 102 người di cư Trung Quốc ở biên giới Hungary vì đang cố gắng rời khỏi đất nước một cách bất hợp pháp. Tất cả đều bị trục xuất về Trung Quốc.

42 5 Di Dan Trung Quoc Su Dung Serbia Lam Cua Ngo Vao Chau Au Nhu The Nao

Cảnh sát đang kiểm soát người di cư tại một điểm thu gom người tị nạn khu vực biên giới Hungarian – Serbian. (Ảnh: AFP 2018 / CSABA SEGESVARI)

Một khu “phố Tàu” thịnh vượng

Nhiều người đã ở lại Belgrade, ít nhất là họ tạm thời ở lại, nhằm có một bước tiến khác.

“Tôi đến đây 6 tháng trước cùng vợ”, một người tên “Lin”, 27 tuổi, nói tiếng Nga hoàn hảo. “Chúng tôi muốn định cư ở đây trong vài năm và sau đó xem nơi chúng tôi muốn đến tiếp theo”.

Lin, sinh ra tại Bắc Kinh và có bằng cấp nghành quản lý từ Moscow, nói anh ta không hòa nhập được với những đồng hương nói tiếng Quảng Đông kém hiểu biết hơn mình.

Người đàn ông này điều hành một cửa hàng bán đồ chơi bằng nhựa và quần áo, giày thể thao giá rẻ. Cửa hàng của Lin nằm trong một trung tâm mua sắm 3 tầng được bao quanh bởi các tòa nhà chọc trời khu vực Tito ở vùng lân cận khu phố công nhân của New Belgrade, nơi có 315 cửa hàng của người Trung Quốc trong số 350 cửa hàng đang kinh doanh buôn bán.

“Không nơi nào trên thế giới mà chúng tôi có thể bán được những mặt hàng giá rẻ như ở đây”, Lin cho biết.

42 6 Di Dan Trung Quoc Su Dung Serbia Lam Cua Ngo Vao Chau Au Nhu The Nao

Thủ đô Belgrade của Serbia, cửa ngõ tới châu Âu của di dân Trung Quốc. (Ảnh: Stephen Bugno/ bohemiantraveler)

Người mua có thể mua hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc gồm đồ chơi, quần áo, giày dép, đồ gia dụng, đồ lỗi mốt hoặc các điện thoại cũ. Những món hàng được mua chủ yếu bởi các bà nội trợ và thanh thiếu niên bởi có giá thấp.

“Đây là lần đầu tiên tôi đến đây, và tôi không cảm thấy hồi hộp”, Petar Jovanovic cho biết khi đang ngồi uống cà phê trong quán cafe trước lối vào cửa chính trung tâm thương mại. “Chúng tôi có tỷ lệ thất nghiệp cao tại đây, tại sao chúng tôi cần người Trung Quốc? Nhưng vợ tôi thích nơi đây, vì vậy chắc chắn chúng tôi sẽ quay trở lại”.

Tại bàn bên cạnh có một cuộc gặp gỡ kinh doanh đang diễn ra thông qua phiên dịch giữa một thương gia điện thoại di động địa phương và 3 người đàn ông Trung Quốc độ 30 tuổi, họ muốn mua số lượng lớn thẻ điện thoại di động.

42 7 Di Dan Trung Quoc Su Dung Serbia Lam Cua Ngo Vao Chau Au Nhu The Nao

Khu phố Tàu tại Belgrade (Ảnh: Youtube)

Rào cản ngôn ngữ

Đối với những người nhập cư Trung Quốc “lanh lợi”, quốc gia Nam Tư cũ cung cấp cho họ nhiều tiềm năng.

“Chúng tôi quyết định đến Nam Tư 3 năm trước”, một người Trung Quốc có tên là “Rose” cho biết. Cô là một phụ nữ 34 tuổi, hiện đang sở hữu 2 cửa hàng trong khu mua sắm. Rose nói tiếng Anh tốt, cho biết: “Ở đây rất tuyệt. Chúng tôi ở đây để kinh doanh. Chúng tôi không phải là bạn hữu với những người đến từ phương nam. Chúng tôi đến từ Bắc Kinh. Đó là một sự khác biệt”.

Giống như nhiều chủ hàng Trung Quốc tại đây, người phụ nữ này có một người giúp việc bán thời gian – một sinh viên kinh tế người Serb có tên Dragana – người này rất vui vẻ khi làm việc cho bà chủ.

“Thực tế mà nói, Rose nói tiếng Anh rất tốt và đó là sự thuận lợi. Tôi không thể tưởng tượng được làm việc với ai đó mà không thể giao tiếp được”, Dragana nói.

 

 

Nguồn: DKN.TV

 




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC