Thứ ba tuần trước tại Bắc Kinh, Thủ tướng Malaysia, Mahathir Mohamad tuyên bố rằng Malaysia đã hủy bỏ hai dự án trị giá hàng tỷ đô la vì Malaysia không thể trả nợ.
Tại Pakistan vẫn đang diễn ra một 'cuộc cách mạng Trung Quốc'
Tuy nhiên theo John Pomfret, nhà lãnh đạo người Malaysia 93 tuổi này đã nêu ra một điểm quan trọng đó là liệu Trung Quốc có trở thành một kiểu quyền lực đế quốc mới không.
Sụp bẫy nợ
Montenegro lấy tiền của Trung Quốc, lao động, vật liệu xây dựng và kỹ thuật để xây dựng một đường cao tốc từ cảng trên Biển Adriatic về phía Serbia. Nhưng bây giờ với đường cao tốc được xây dựng chưa được phân nửa, quốc gia Balkan nhỏ bé phải đối mặt với viễn cảnh nợ phát sinh hơn 80% tổng sản phẩm quốc nội. Quỹ tiền tệ quốc tế IMF cho biết Montenegro không đủ tiền để hoàn thành dự án.
Sri Lanka rất mắc nợ Trung Quốc sau khi phê chuẩn một chuỗi các dự án đầy tham vọng đến nỗi năm ngoái đã buộc phải cho một công ty Trung Quốc thuê một cảng ở Hambantota trong 99 năm.
Mỹ và Nhật Bản quan ngại rằng Trung Quốc có kế hoạch sử dụng cảng này làm tiền đồn hải quân đã khiến họ tăng viện trợ quân sự cho quốc đảo này. Hôm thứ Tư, Bộ trưởng Quốc phòng Sri Lanka tuyên bố sẽ không cho phép Trung Quốc sử dụng cảng vì mục đích quân sự.
Pakistan đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nợ toàn diện. Cho đến nay, một số dự án trị giá 27 tỷ đô la đang được xây dựng trong một phần của kế hoạch 62 tỷ đô la để hồi sinh nền kinh tế Pakistan.
Nhưng, cũng như với Montenegro, IMF đã cảnh báo Pakistan rằng họ không đủ khả năng hoàn trả các khoản nợ Trung Quốc - ít nhất là 10 tỷ đô la Mỹ.
Chính phủ mới của Pakistan hiện đang xem xét yêu cầu IMF cho một gói cứu trợ chỉ vài ngày sau khi thủ tướng mới của Pakistan Imran Khan thắng cử và được người bạn Trung Quốc "thân thiết" của Pakistan bồi thêm 2 tỷ USD nợ vào tháng trước.
Một tuyến đường sắt xuyên Lào do Trung Quốc xây dựng có giá trị bằng một nửa GDP của quốc gia này.
Trong một báo cáo của hai nhà nghiên cứu từ Trường Kennedy của Harvard có dẫn lời cựu ngoại trưởng Úc Gareth Evans rằng Lào và Campuchia, mỗi quốc gia đã vay hơn 5 tỷ USD, hiện nay là "hoàn toàn là các công ty con của Trung Quốc."
Hình thành "Chinatown"
Ở cả Malaysia và Pakistan, các công ty Trung Quốc muốn xây dựng các cộng đồng chỉ dành riêng cho người Trung Quốc, một sự trở lại không lường trước được đối với những ngày xưa tồi tệ của các tô giới ở Thượng Hải, Quảng Châu và Thiên Tân khi người phương Tây làm bề trên người Trung Quốc.
Ở đầu bán đảo Malaysia, Forest City là một đô thị được xây dựng trên bốn hòn đảo nhân tạo. Nơi có đủ chỗ cho 700.000 người. Được bán với giá quá cao đối với người Malaysia trung bình, dự án phát triển được nhắm vào người Trung Quốc đại lục.
Dự án này thậm chí còn được một công ty Trung Quốc thiết kế.
Nhưng điều đó cũng đe dọa một phản ứng dữ dội và đã gây ra những lo ngại ở Malaysia về việc làm xáo trộn sự cân bằng sắc tộc tinh tế giữa người Mã Lai, Ấn Độ và Trung Quốc.
Trung Quốc đang đầu tư mạnh hơn ở châu Phi so với phương Tây.
Pakistan, cũng được cho là nơi có một cộng đồng Trung Quốc, một cộng đồng 500.000 người, gần cảng Gwadar, mà Trung Quốc đang xây dựng như một phần của dự án "chuỗi ngọc trai" để xây dựng các hải cảng, có thể để sử dụng cho hải quân trên đường vượt Ấn Độ Dương tới châu Phi. Ngoài ra, các công ty Trung Quốc ở Pakistan với lo lắng về khủng bố và bắt cóc đã sử dụng hàng ngàn người từ lực lượng an ninh Trung Quốc dường như hoạt động trái luật Pakistan.
Pomfret cho rằng "Người Trung Quốc đã gọi hệ thống của họ là 'chủ nghĩa xã hội với đặc điểm Trung Quốc' nhưng có lẽ 'chủ nghĩa thực dân với bản sắc Trung Hoa' sẽ có ý nghĩa hơn."
Viễn cảnh Khủng hoảng nợ Trung Quốc bùng nổ ở Việt nam?
Ngoài Malaysia, một số quốc gia khác đã ngừng hoặc thu nhỏ các dự án của Trung Quốc. Myanmar đang cố gắng đàm phán lại một dự án cảng trị giá 10 tỷ đô la; Nepal muốn ngừng xây dựng hai đập thủy điện của Trung Quốc.
Các quốc gia khác đang nợ Trung Quốc đầm đìa đến mức họ chẳng nói gì, nhưng mọi thứ đã đến gần một điểm mà các nhà phân tích tin rằng khủng hoảng nợ gần như không thể tránh khỏi một khi Trung Quốc tìm cách làm cho đối tác phá sản và rồi buộc con nợ phải cúi mình nhượng bộ.
Các khu phố tàu ở Việt Nam dù chưa đến mức lộ liễu chỉ dành cho người Trung Quốc như ở Malaysia hay Pakistan, nhưng ở các dự án do Trung quốc đầu tư có sự ưu tiên cho công nhân người Trung quốc lên đến hàng ngàn người thì những khu phố tàu đã hình thành tự phát.
Cùng với tốc độ người Trung Quốc núp bóng người Việt bỏ tiền ra mua nhà, đầu tư bất động sản, các công ty du lịch dành cho khách Trung quốc của người Việt dần bị người Trung quốc thâu tóm thì sẽ tới lúc người Trung Quốc bung tiền ra để xây dựng các khu tô giới dành riêng cho người từ Trung Hoa Đại Lục.
Bảng hiệu tiếng Trung tràn ngập tại thành phố du lịch Nha Trang. Ảnh: Zing
Việt Nam hiện nợ Trung Quốc bao nhiêu tiền vẫn là một con số bí ẩn.
Có số liệu ước tính cho rằng Việt nam vay nợ 6 tỷ đô la từ Trung Quốc.
Vào thời điểm năm 2013, số tiền vay từ Trung Quốc để đầu tư vào phân bón, điện và nhiệt điện, tàu điện, đường sắt. Là 4,1 tỷ đô la.
Chỉ lấy ví dụ từ dự án tàu điện Hà Đông – Cát Linh số tiền vay từ năm 2003 là 419 triệu đã đội lên thành 886 triệu đô la, tức tăng hơn 2 lần, thì có lẽ số tiền nợ Việt Nam nợ Trung Quốc sẽ có thể lên đến gấp hai lần con số 4,1 tỷ đô la.
Chưa hết, với số tiền vay đó, Việt Nam phải trả lãi cho đàn anh với giá cắt cổ là khoảng 3%/năm, phí cam kết 0.5%, phí quản lý 0,5%.
Gọi là cắt cổ vì lãi suất Việt Nam phải trả cho Đan Mạch 0%, 0,2% cho Tây Ban Nha, 0,6-1,2% cho Nhật, 1,04% cho Pháp, 0,75% cho Đức, 1,75% cho Ấn Độ... Còn với các tổ chức quốc tế khoảng 1,3-1,8%/năm và với thời hạn vay rất dài có thể tới 30 năm, thời gian ân hạn ít nhất là 5 năm.
Với số nợ nước ngoài theo ước tính của Ngân hàng Thế giới vào năm 2016 là khoảng 86,9 tỷ đô la, Việt Nam đã không còn tiền để trả nợ mà phải đi vay để đảo nợ.
Lãi suất cao, nợ chồng lên nợ như trong tình trạnh hiện nay, thì Việt Nam sẽ không tránh khỏi cảnh nhượng địa cho phương Bắc như các con nợ khác của Trung Quốc ở châu Á.
Phương Thảo
Nguồn: vietnamthoibao.org