Hãng tin RT (Nga) dẫn một báo cáo của Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDA) được công bố hôm 6/3 đưa tin cơ quan này đang điều tra vụ việc số người t ử v ong sau khi được tiêm vaccine ngừa COVID-19 do hãng dược phẩm AstraZeneca sản xuất đã tăng thêm 4 người, lên tổng số 7 người chỉ trong 2 ngày qua.
Trên 296.000 người, tương đương với khoảng 0,6% dân số cả nước, đã tiêm vaccine trong tuần đầu tiên triển khai tiêm chủng ngừa bệnh COVID-19.
Nhân viên của viện dưỡng lão tại Seoul được tiêm vaccine COVID-19 đầu tiên của Hàn Quốc. Ảnh: Reuters
Hàn Quốc đã ghi nhận trên 2.800 trường hợp gặp phản ứng có hại sau khi tiêm vaccine COVID-19. Tuy nhiên, chỉ 24 trường hợp trong số đó được coi là nghiêm trọng, trong đó có 7 trường hợp dẫn đến t ử v ong. Tất cả 24 trường hợp nghiêm trọng đều liên quan đến những người được tiêm vaccine AstraZeneca, đây là loại vaccine đầu tiên được phê duyệt sử dụng ở Hàn Quốc.
Cho đến nay, hầu hết các liều vaccine được Hàn Quốc sử dụng đều là AstraZeneca.
Seoul cũng đã ký hợp đồng nhận hàng triệu liều vaccine COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech, nhưng phần lớn các lô hàng quy mô lớn đến tháng sau mới nhận được. Tính đến thời điểm hiện tại, khoảng 5.000 mũi vaccine Pfizer/BioNTech đã được tiêm cho người dân Hàn Quốc và không có trường hợp nào xuất hiện phản ứng có hại nghiêm trọng.
Nhìn chung, Hàn Quốc là một trong những nơi có tỉ lệ tiêm chủng cao nhất trên thế giới. Đây cũng là quốc gia được đánh giá đã có nhiều nỗ lực giảm thiểu số ca mắc COVID-19 hiệu quả nhất. Tuy nhiên, Hàn Quốc lại được đánh giá vẫn chậm chạp trong việc quản lý vaccine.
Nước này đã ghi nhận trên 92.000 trường hợp mắc bệnh COVID-19 trong tổng số 52 triệu dân. Chỉ có 1.632 trường hợp tử vong tính đến ngày 6/3. Trong khi đó, Vương quốc Anh, quốc gia có dân số khoảng 67 triệu người, đã ghi nhận trên 4,2 triệu trường hợp mắc COVID-19 và 124.000 trường hợp tử vong.
Tuy nhiên, Hàn Quốc đã phải hứng chịu mối lo ngại về vaccine vào mùa thu năm ngoái, khi đã có ít nhất 83 người tử vong ngay sau khi tiêm phòng cúm mùa. KDCA cho biết họ không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy nguyên nhân các trường hợp t ử v ong là do tiêm vaccine. Không giống các phản ứng dị ứng nghiêm trọng được cho là có liên quan đến vaccine COVID-19, việc tiêm phòng cúm không gây ra sốc phản vệ.
Hầu hết những trường hợp tử vong sau khi tiêm phòng cúm mùa đều là người cao tuổi và có các bệnh lý tiềm ẩn. Ít nhất một vài trường hợp tử vong đầu tiên sau khi tiêm vaccine COVID-19 liên quan đến những người lớn tuổi, mắc các bệnh lý tiềm ẩn, hoặc cả hai.
“Các trường hợp tử vong đều là những người bị mắc các bệnh tiềm ẩn rất nặng”, Tiến sĩ David Kwak của Bệnh viện Đại học Soonchunhyang, cho biết hôm trong một cuộc phỏng vấn với Arirang News hôm 4/3. "Chúng tôi phải xem xét mức độ nghiêm trọng của các tình trạng cơ bản mà họ mắc phải trước khi tiêm chủng."
Nguồn: baotintuc