Năm 1986, Việt Nam khởi xướng chính sách “Đổi mới”, nhằm cải cách nền kinh tế. Liệu Triều Tiên có thể học hỏi những gì để có những chuyển biến và phát triển tương tự?

42 1 Lieu Trieu Tien Co Tro Thanh Viet Nam Thu 2

Sau nhiều thập kỷ bế tắc, dường như cuối cùng cũng có một số thay đổi về ngoại giao trên bán đảo Triều Tiên.

Hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 6 năm nay giữa Kim Jong Un và Donald Trump cũng là lần đầu tiên một nhà lãnh đạo Triều Tiên và một Tổng thống Mỹ cùng ngồi lại và đưa ra một tuyên bố chung. Theo đó, ông Kim đồng ý hoàn thành việc phi hạt nhân hoàn toàn để đổi lấy bảo đảm an ninh từ chính quyền Trump.

Tất nhiên, trong khi một hoan nghênh về tiến triển này, số khác lại nhắc nhở tất cả về lịch sử về các lời hứa của Triều Tiên. Nhưng ngay cả khi cam kết của Kim Jong-un là chân thành, chính quyền của ông được hưởng lợi từ đó và từ việc kết thúc các lện trừng phạt quốc tế, Bình Nhưỡng liệu có đủ khả năng để thay đổi nền kinh tế đang yếu kém của mình hay không?

Năm 1986, Việt Nam khởi xướng chính sách Đổi mới, một sự cải cách kinh tế, giống như phương thức của Đặng Tiểu Bình áp dụng ở Trung Quốc, nhằm tạo ra một nền kinh tế thị trường.

Cụ thể, chính phủ đã giải tán các hợp tác xã nông nghiệp, loại bỏ các biện pháp kiểm soát giá đối với hàng nông sản và cho phép nông dân sở hữu đất đai. Họ cũng tư nhân hoá nhiều công ty, giảm bớt các quy định đầu tư nước ngoài, tạo ra một môi trường hỗ trợ nhiều hơn cho doanh nghiệp tư nhân, các khu chế xuất được thành lập và thúc đẩy các ngành sản xuất thâm dụng lao động.

Trong 30 năm sau đó, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm là 6,7%.

Đến năm 2017, GDP bình quân đầu người đạt khoảng 2.300 USD và kim ngạch xuất khẩu trên 210 tỷ USD – gần bằng với Australia và Brazil. Các nhà đầu tư nước ngoài đã đóng một vai trò quan trọng trong quá trình này.

Tại Hội nghị thượng đỉnh liên Triều Tiên hôm 27/4, Chủ tịch Kim bày tỏ sự quan tâm theo mô hình cải cách kinh tế của Việt Nam. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng đã nhắc lại điều này. Ông cho rằng, Triều Tiên có thể học hỏi con đường mà Việt Nam hướng tới sự phát triển kinh tế và bình thường hóa quan hệ với Mỹ.

Nếu Triều Tiên – quốc gia bị cô lập nhất thế giới – quyết định bắt tay vào những cải cách như vậy, chắc chắn sẽ phải đối mặt với những trở ngại đáng kể. Nền kinh tế kế hoạch tập trung của nước này từ lâu đã trì trệ, với tốc độ tăng trưởng trung bình dưới 1% trong 10 năm qua và GDP bình quân đầu người chỉ là 1.300 USD, theo ước tính của ngân hàng trung ương Hàn Quốc. Các biện pháp trừng phạt còn làm giảm hiệu quả kinh tế. Năm 2017, GDP giảm 3,5%, tổng kim ngạch xuất khẩu giảm 37%, xuống còn 1,77 tỷ USD.

Tuy nhiên, Triều Tiên sở hữu nền tảng kinh tế tương đối tốt, nhờ vào lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và lợi thế về địa lý như các cảng biển tự nhiên.

Với những cải cách toàn diện về thị trường cho phép đầu tư nước ngoài quy mô lớn và áp dụng công nghệ, việc Triều Tiên áp dụng theo mô hình kinh tế của Việt Nam là hoàn toàn có thể.

Theo kịch bản này, Triều Tiên có thể đảm bảo tăng trưởng GDP ở mức hai con số, giúp thu nhập bình quân đầu người lên tới 10.000 USD trong vòng 30 năm.

Quan hệ thương mại và đầu tư trực tiếp với Hàn Quốc có thể làm tăng tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm thêm 3%.

Câu hỏi thực sự đặt ra là làm thế nào để Triều Tiên sẵn sàng đi theo con đường này? Một số kỳ vọng được đưa ra khi ông Kim có nhiều suy nghĩ cải cách hơn so với những người tiền nhiệm của mình. Đó là việc Kim Jong-un theo đuổi chương trình hạt nhân nhưng vẫn phát triển kinh tế, khác với chính sách chỉ thiên về quân sự của cha ông trước đó. Do vậy, ông đã trao quyền tự chủ hơn cho các trang trại, nhà máy và mở ra một số thị trường.

Tháng 4/2017, Kim đã tuyên bố đã đến lúc chỉ tập trung nguồn lực của đất nước vào việc tái thiết nền kinh tế mặc dù mức độ cam kết vẫn chưa rõ ràng.

Tuy nhiên, nếu theo mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam, Triều Tiên cần có sự ổn định về chính trí, kinh tế, theo đuổi tư nhân hóa và tự do hóa toàn diện.

Để làm được điều đó, Triều Tiên cần phải thực hiện các bước đi đáng kể và đáng tin cậy đối với việc phi hạt nhân hóa – một điều kiện tiên quyết để nới lỏng các biện pháp trừng phạt kinh tế trên đất nước.

Khi đó, Hàn – Triều mới có thể tăng cường hợp tác về các vấn đề nhân đạo, y tế và môi trường, và thảo luận về việc mở lại khu công nghiệp Kaesong.

Các biện pháp trừng phạt sẽ được loại bỏ chỉ sau khi hoàn toàn loại bỏ hạt nhân. Khi đó, Triều Tiên có thể tạo nên các mối quan hệ thương mại và đầu tư thực sự với phần còn lại của thế giới và mới nhận được sự hỗ trợ tài chính từ các tổ chức đa phương như Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á.

Triều Tiên bình thường hóa mối quan hệ của Hàn Quốc, cũng như nước châu Á – Thái Bình Dương khác như Nhật Bản Mỹ, sẽ thúc đẩy một sự chuyển đổi kinh tế sâu sắc hơn. Điều này sẽ cải thiện đáng kể sự thịnh vượng của người dân Triều Tiên.

Trên tất cả, để đạt được thành công, Triều Tiên buộc phải làm giảm bớt áp lực từ sự cô lập về ngoại giao và kinh tế (giống như những gì mà Việt Nam phải đối mặt vào đầu những năm 1980).

Những diễn biến tiếp theo trên bán đảo Triều Tiên sẽ ảnh hưởng đến thế giới.

Đây là lý do tại sao cộng đồng quốc tế cần Triều Tiên ngừng lãng phí cho các công việc liên quan đến vũ khí hạt nhân và phát triển tên lửa để khởi động một chương trình cải cách toàn diện nền kinh tế, và Việt Nam nên là mô hình mà nước này nên học tập.

Bạch Dương - dkn.tv




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC