Mỹ dự kiến sẽ tăng số lượng hệ thống HIMARS trong thành phần tác chiến của Quân đội Ukraine lên 50 - 60 đơn vị, đây rõ ràng là tin xấu cho Nga.

1 Nga Lo Lang Khi My Vien Tro Them He Thong Himars Voi So Luong Cuc Lon Cho Ukraine

Quân đội Ukraine dự kiến sẽ nhận được tổng cộng 50 - 60 hệ thống HIMARS (Tổ hợp pháo phản lực cơ động cao) và cả phiên bản hạng nặng M270 MLRS từ Mỹ để phục vụ cho cuộc phản công.

Ngoài 16 hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MLRS) M142 HIMARS đã được Mỹ gửi tới Ukraine, đi kèm 3 đơn vị M270 MLRS vừa nhận từ Anh, và 6 tổ hợp M270 khác đang chờ bàn giao, hỏa lực chi viện của Ukraine sẽ còn tăng đáng kể.

Quân đội Ukraine sẽ nhận thêm ít nhất 25 - 30 tổ hợp vũ khí như vậy từ Mỹ, tăng số lượng MLRS dẫn đường lên đến 50 - 60 đơn vị. Điều này được công bố bởi người đứng đầu Ủy ban Quân lực Hạ viện Mỹ, ông Adam Smith.

Theo ông Smith, Mỹ vẫn chưa thể nêu chính xác số lượng các hệ thống M142 HIMARS và M270 MLRS sẽ được chuyển giao cho Ukraine. Tuy nhiên tuyên bố của Chủ tịch Ủy ban Quân lực Hạ viện Mỹ có thể đã khiến Ukraine cảm thấy yên tâm.

"Chúng tôi sẵn sàng cung cấp cho Ukraine nhiều đơn vị HIMARS nhất có thể. Thực tế không phải là nước Mỹ chỉ có 50 hệ thống như vậy trong kho vũ khí của mình. Tôi nghĩ bây giờ mục tiêu là đạt số lượng từ 25 - 30 bệ phóng tên lửa".

Hiện tại Moskva vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn vũ khí này, bao gồm cả định vị xe mang phóng tự hành nhằm tiêu diệt từ xa, hay chỉ đơn giản là đánh chặn những tên lửa đã được phóng đi.

Nếu số lượng M142 HIMARS và M270 MLRS trong tay Quân đội Ukraine tăng lên 50 - 60 tổ hợp, thậm chí Lực lượng vũ trang Nga còn có nguy cơ phải đổi từ tấn công sang phòng thủ khi bị áp đảo về hỏa lực chính xác.

Bên cạnh đó, Nga còn lo ngại khả năng Mỹ sẽ cung cấp cho phía Ukraine cả tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS, bất chấp việc Washington khẳng định việc làm trên chưa có trong kế hoạch của họ.

2 Nga Lo Lang Khi My Vien Tro Them He Thong Himars Voi So Luong Cuc Lon Cho Ukraine

Những hệ thống pháo phản lực dẫn đường và lựu pháo tự hành phương Tây cung cấp cho Ukraine đã chứng minh hiệu quả của vũ khí chính xác cao, khi có thể chế áp một quân đội có quy mô lớn hơn nhiều nhưng trang bị lạc hậu.

Truyền thông Nga cho biết, quân đội Ukraine đã tấn công cầu Antonovsky tại Kherson không phải bằng pháo phản lực HIMAR mà là bằng lựu pháo M777 với đạn Excalibur tầm xa. Kiev chưa bình luận về thông tin này.

Cây cầu Antonovsky dẫn qua Dnepr đến Kherson đã bị quân đội Ukraine tấn công, điều này ngăn chặn bước tiến của quân Nga. Thông tin ban đầu cho hay, vũ khí mà binh lính Ukraine sử dụng là pháo phản lực HIMARS, tuy nhiên sau đó truyền thông Nga dẫn nguồn phân tích cho rằng, chính pháo M777 với đạn Excalibur tầm xa đã thực hiện cuộc tập kích này.

Cụ thể, trang Avia của Nga cho biết, quân đội Ukraine đã sử dụng lựu pháo M777 với đạn pháo thông minh tăng tầm Excalibur để thực hiện cuộc tập kích cây cầu này từ khoảng cách lên tới 70 km.

Trang tin dẫn nguồn từ các nhà phân tích phương Tây khi xem xét các thiệt hại gây ra trên mặt cầu để khẳng định, đạn pháo 155mm đã tấn công.

Các nhà phân tích phương Tây đã so sánh với hậu quả của các cuộc tấn công bằng rocket M30 và M31 đường kính 227mm của pháo HIMARS để kết luận như trên.

Họ nói, nếu thực sự pháo HIMARS được binh lính Ukraine sử dụng để tấn công, cây cầu sẽ bị thiệt hại lớn hơn nhiều, thậm chí có thể sập luôn.

Loại đạn Excalibur có khả năng thực hiện các cuộc tấn công ở khoảng cách lên đến 70 km", Trang Aivia của Nga cho biết.

Như vậy, nếu đúng Ukraine chọn phương án dùng đạn pháo Excalibur thông minh tấn công thay vì HIMARS thì có thể hiểu rằng, họ muốn ngăn chặn các đoàn xe quân sự của Nga đi qua, trong khi vẫn giữ được cây cầu này cho giao thông dân sự. Hơn nữa bản thân Ukraine cũng không muốn phá hủy hoàn toàn cây cầu mà sau này chính họ sẽ sử dụng khi lấy lại các vùng đất bị chiếm đóng.

Độ hủy diệt lớn, đặc biệt là độ chính xác gần như tuyệt đối khiến M982 Excalibur của Mỹ hiện được coi là loại đạn pháo thông minh đáng sợ nhất thế giới.

Đạn pháo M982 Excalibur được dẫn đường bằng hệ thống GPS với bán kính lệch mục tiêu chỉ khoảng 1m.

Tầm bay của loại đạn pháo này lên tới hơn trên 50 km thậm chí có thông tin lên tới 70 km, xa hơn bất cứ loại đạn pháo nào kể cả đạn pháo thông minh 2K25 Krasnopol M của Nga vốn chỉ có tầm bắn 40 km.

Đây cũng là loại đạn pháo thông minh đầu tiên trên thế giới được lập trình để nổ ngay bên trên mục tiêu hoặc xuyên vào lòng đất để đánh trúng mục tiêu ngầm.

M982 Excalibur có trọng lượng 48kg, dài 99,6cm, dùng đầu nổ loại PBXN-9, hệ tự dẫn kết hợp GPS và INS (định vị quán tính).

So với đạn pháo thông minh 2K25 Krasnopol-M được điều khiển bằng laser của Nga, đạn pháo của Mỹ có ưu thế hơn nhiều.

Để đánh trúng mục tiêu, đạn pháo của Nga đòi hỏi một nguồn chiếu xạ laser liên tục vào vị trí cần đánh trúng thường là máy bay hoặc các đơn vị đặc nhiệm đảm nhận.

Điều này vô tình gây thêm phức tạp cho các trận đánh. Loại đạn này cũng không có đầu nổ được lập trình thời gian cho vụ nổ.

Tron khi đó đạn pháo của Mỹ chỉ cần nạp thông số vào cho quả đạn ngay trước khi bắn, sau đó hệ thống dẫn đường toàn cầu GPS sẽ hướng dẫn đạn pháo bay tới đánh trúng mục tiêu.

Đạn được trang bị 4 cánh điều hướng bằng titanium, có thể gấp lại được để tăng độ ổn định giúp quả đạn có độ chính xác gần như tuyệt đối khi tấn công các mục tiêu lớn.

Quân đội Mỹ đang có khoảng 10.000 quả đạn pháo M982 Excalibur trong biên chế và họ đang tiếp tục mua thêm. Đáng chú ý loại đạn này có thể sử dụng cho hầu hết các loại pháo cỡ nòng 155mm của NATO.

Hồng Thắng




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC