Sau khi phạm phải một “lỗi lầm lớn nhất trong lịch sử ngành ngân hàng”, Citibank (Mỹ) sẽ không được phép nhận lại khoản tiền trị giá gần 500 triệu USD mà ngân hàng này đã gửi cho các chủ nợ của hãng mỹ phẩm Revlon.

Đó là phán quyết mới nhất mà Tòa liên bang Quận Manhattan tại New York đưa ra.

Năm 2020, Citibank trên vai trò là người bảo lãnh cho vay đối với Revlon, đã dính phải phiền phức không đáng có. Thay vì trả khoản tiền lãi 8 triệu USD cho một số chủ nợ của Revlon, Citibank đã chuyển cả khoản tiền nợ gốc, với tổng số tiền lên tới 900 triệu USD.

Ngay sau đó, các quan chức Citibank liên hệ với các chủ nợ của Revlon, đòi lại số tiền 900 triệu đã chuyển. Citibank khẳng định "chuyển nhầm" số tiền khổng lồ này vì một "sai sót của nhân viên". 

42 1 Nhan Vien An Nham Lenh Citibank Mat 500 Trieu Usd

Citibank đang đứng trước nguy cơ mất 500 triệu USD từ các chủ nợ của Revlon. Ảnh: Citigroup

Tháng 8/2020, Citibank khởi kiện ra tòa, nhằm thu hồi khoản tiền đã chi nhầm. Nhưng từ thời điểm đó đến nay ngân hàng này vẫn chưa nhận được số tiền trị giá 500 triệu USD từ 10 công ty tư vấn đầu tư. 

Thông thường, luật pháp Mỹ trừng phạt tổ chức, cá nhân có hành vi chi tiêu số tiền được chuyển nhầm vào tài khoản. Chuyển tiền nhầm là lỗi phổ biến trong kỉ nguyên kỉ thuật số. Tiền chuyển nhầm có thể được gửi trả lại ngay sau đó. Tuy nhiên, luật của bang New York lại có điều khoản miễn trừ với quy định này.

Cụ thể, nếu chủ thể hưởng thụ là người nhận được tiền và không cho rằng đó là tiền chuyển nhầm, họ có quyền giữ số tiền này. Những chủ nợ của Revlon cho biết, họ tin rằng Citibank có hành vi trả trước đối với khoản vay. Đáng chú ý, số tiền chuyển nhầm bằng đúng số tiền Citibank nợ họ dù chưa đến thời hạn thanh toán.

Phán quyết tại tòa nêu rõ, các chủ nợ có lý khi tin rằng khoản tiền Citibank chuyển vào tài khoản của họ là có chủ đích. Về phần mình, Citibank phải mất gần một ngày mới phát hiện và ra thông báo về lỗi chuyển nhầm. Đó là điều rất phi lý với một thiết chế tài chính đặc biệt tinh vi như Citibank, thẩm phán Jesse Furrman nêu quan điểm tại phiên tòa. 

Trong phiên xét xử này, thẩm phán Furrman cũng đã trưng ra đoạn thoại nội bộ giữa một nhân viên của quỹ HPS (một chủ nợ của Revlon) với phía Citibank, cho thấy ngân hàng này không hề có ý niệm “chuyển nhầm” cho đến khi ra thông báo. 

Citibank cực lực phản đối quyết định trên và dự định sẽ kháng cáo. “Chúng tôi tin rằng chúng tôi sở hữu số tiền đó và sẽ tiếp tục theo đuổi việc thu hồi hoàn toàn số tiền trên”, phát ngôn viên Danielle Romero-Apsilos của tập đoàn Citigroup nói. 

Ở chiều ngược lại, Benjamin Finestone, người đại diện cho hai chủ nợ của Revlon là HPS và Quỹ đầu tư Brigade lại tỏ ra “đực biệt hài lòng với quyết định chín chắn, toàn diện, chi tiết” của thẩm phán Furman. 

Nguồn: baotintuc




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC