Tên lửa vác vai của Ukraine bắn hạ trực thăng của Ukraine (Ảnh: Chinatimes).
Ukraine biết tận dụng truyền thông để tuyên truyền về cuộc chiến
Có thông tin nói, đến cuối tuần trước, tất cả các loại máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng của Nga tham chiến ở Ukraine đều đã bị bắn rơi. Người Ukraine đã tận dụng tốt phương tiện truyền thông trực tuyến để lan truyền các video về quá trình bắn rơi máy bay và ảnh về bắt giữ phi công Nga, điều này khiến thế giới bên ngoài có xu hướng tin vào thông tin chiến sự của Ukraine.
Theo trang thông tin chuyên về quân sự Drive-Warzone đưa tin, một nhóm nghiên cứu trên blog quân sự Oryxspioenkop đã tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau mà họ cho rằng Nga đã mất nhiều máy bay chiến đấu trong 26 giờ ngày 5 và 6/3, trong đó có 1 chiếc máy bay chiến đấu Su-30SM Flanker, 2 chiếc Su-34 Fullbacks, 2 Su-25 Frogfoots, 2 trực thăng tấn công Mi-24 / Mi-35 Hind, 2 trực thăng vận tải Mi-8 Hip) và 1 máy bay không người lái Orlan-10.
Quân đội Ukraine có thể sử dụng các tên lửa phòng không vác vai cá nhân hoặc các hệ thống phòng không di động để chống lại máy bay Nga. Một đoạn video gần đây về vụ bắn rơi máy bay trực thăng tấn công Mi-24 / Mi-35 của Nga đã được Ukraine lan truyền trên mạng, ngoài ra cũng lan truyền cảnh quay cựu Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko trò chuyện với một người lính Ukraine tên là Albert với lời giới thiệu người này đã bắn hạ một chiếc Su-30SM bằng tên lửa phòng không cá nhân 9K38 (NATO gọi là SA-18 Igla).
Phi công “Át chủ bài” của Nga lái Su-34 bị bắn rơi và bị bắt
Trong các ngày 4 và 5/3, cơ quan truyền thông Ukraine Kiev Independent, Bộ Quốc phòng Ukraine và Cục An ninh Quốc gia Ukraine liên tiếp đưa tin quân đội Ukraine bắn rơi một máy bay chiến đấu Su-34, bắt sống một phi công “người hùng” của Nga.
Thiếu tá Krasnoyastev, phi công át chủ bài của Nga bị bắt sau khi chiếc máy bay chiến đấu Su-34 của anh ta bị bắn rơi hôm 5/3 (Ảnh: Twitter).
Ngày 4/3 theo giờ địa phương, một máy bay chiến đấu Su-34 của Nga đã bị bắn rơi gần thành phố Vrnovaka, miền Đông Ukraine, tờ Kiev Independent đã đưa tin trên Twitter, dẫn nguồn Bộ Quốc phòng Ukraine.
Điều đáng chú ý là khi tờ Kiev Independent đăng tải thông tin này có kèm theo hình ảnh là một chiếc máy bay chiến đấu Su-25 bị bắn hạ trước đó, nhưng sau đó báo này đã đính chính về bức ảnh.
Ít lâu sau đó, Bộ Quốc phòng Ukraine đã thông báo về một chiến thắng quan trọng trên trang web chính thức, nói rằng Thiếu tá Krasnoyastev, một phi công át chủ bài của Nga đã bị bắt sau khi chiếc máy bay chiến đấu Su-34 của anh ta bị bắn rơi, người phi công cùng bay đã tử nạn. Krasnoyastev đã tham gia vào các chiến dịch quân sự của Nga ở Syria.
Truyền thông Ukraine đưa hình ảnh phi công Krasnoyastev được chụp ảnh với Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Syria Assad trong thời gian anh ta phục vụ tại Syria (Ảnh: Twitter).
Tối ngày 5 tháng 3, Cục An ninh Quốc gia Ukraine đã công bố đoạn phim viên phi công bị bắt, ở đầu đoạn video cũng đưa một bức ảnh chụp chung của Krasnoyastev với Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Syria Assad trong thời gian anh ta phục vụ tại Syria.
Ngay sau khi tin tức liên quan được công bố, một số lượng lớn hình ảnh về hiện trường vụ rơi của máy bay chiến đấu Su-34 mang số hiệu 24 đã xuất hiện trên mạng xã hội ở nước ngoài. Nó đã được xác minh chính là chiếc máy bay chiến đấu đã thực hiện nhiệm vụ ở Syria.
Máy bay chiến đấu Su-34 mang số hiệu 24 đã nhiều lần xuất hiện trên các phương tiện truyền thông Nga. Có thể khẳng định rằng vào tháng 6 năm 2021, trong một đoạn video phóng viên kênh truyền hình Russia Today đến thăm căn cứ không quân Khmeimim ở Syria, chiếc tiêm kích này vẫn ở trong tình trạng hoàn hảo.
Theo thống kê, quân đội Nga đã tổng cộng 4 lần ghi nhận máy bay chiến đấu Su-34 bị rơi, lần lượt xảy ra vào các năm 2015, 2019 và 2020. Tuy nhiên, phía Nga chưa có phản hồi về vấn đề này.
Truyền thông Ukraine đưa hình ảnh các loại máy bay của Nga bị bắn hạ khi tham chiến (Ảnh: Twitter).
Ukraine nói đã tái chiếm Gostomel ở ngoại ô Kiev
Một trận chiến ác liệt đã nổ ra tại Gostomel, cách thủ đô Kiev của Ukraine 7 km về phía bắc, vào hôm thứ Sáu tuần trước (4/3). Lực lượng đặc biệt Ukraine nói đã tiêu diệt hơn 50 lính dù Nga và thu giữ một lượng lớn thiết bị, vũ khí và tài liệu. Quân đội Ukraine hôm Chủ nhật (6/3) tuyên bố, cho đến nay hơn 11.000 binh sĩ Nga đã thiệt mạng.
Tổng cục Tình báo Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết Gostomel đã được chiếm lại và nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Ukraine. Trung đoàn Đặc biệt số 3 của Quân đội Ukraine, Lực lượng Đặc biệt của Tổng cục Tình báo Bộ Quốc phòng và quân kháng chiến địa phương đã tiêu diệt một số binh sĩ của Lữ đoàn đổ bộ đường không cận vệ 31 của Quân đội Nga, thu giữ một số lượng lớn chiến lợi phẩm. Tuyên bố nói rằng không có bất cứ giấy tờ tùy thân và quân hàm trên thi thể của các binh sĩ Nga đã chết, chỉ có thẻ bài và thẻ bệnh án trống. Các vũ khí thu giữ được từ quân đội Nga đã được giao cho các nhóm kháng chiến địa phương.
Gostomel là một trong những địa điểm chiến lược ở ngoại ô Kiev, Lực lượng đổ bộ đường không Nga đã chiếm được sân bay quốc tế Antonov vào ngày đầu tiên của cuộc chiến, cho phép các binh lính đổ bộ đường không và tiếp tế hậu cần đổ bộ tiếp theo. Trong thời kỳ này, quân đội Ukraine đã phản công và bắn phá sân bay này nhiều lần, kết quả là chiếc máy bay vận tải lớn nhất thế giới AN-225 bị phá hủy.
Lính dù Nga tử trận trên xe bọc thép tại Gostomel (Ảnh: Đông Phương).
Tờ The New York Times của Mỹ đưa tin rằng những binh sĩ Ukraine sau khi hoàn thành khóa huấn luyện do lực lượng đặc biệt của Mỹ tiến hành được phân vào quân đội chính quy để đào tạo một tỷ lệ lớn hơn trong quân đội, vì vậy họ đã phát huy vai trò quan trọng trên chiến trường. Các quan chức Washington đã rất ấn tượng trước thành tích của quân đội Ukraine trong thời kì đầu chiến tranh, nhưng đánh giá của họ về quân đội Nga mạnh hơn vẫn không thay đổi.
Nga cảnh báo các nước láng giềng nếu hỗ trợ không quân Ukraine
Mỹ đang đàm phán với Ba Lan để nước này cung cấp cho Kiev các máy bay chiến đấu MiG-29 đã qua sử dụng hỗ trợ Ukraine, đổi lại Mỹ sẽ viện trợ F-16 cho Ba Lan. Tuy nhiên, Quân đội Nga ngày Chủ nhật (6/3) đã cảnh báo các nước láng giềng của Ukraine không được phục vụ các máy bay chiến đấu của Ukraine, nếu không sẽ bị coi là tham gia vào cuộc xung đột.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, tướng Igor Konashenkov cho biết, Nga đã xác nhận có các máy bay chiến đấu của Ukraine đã được bay tới Romania thành viên NATO và các nước láng giềng khác. Ông cảnh báo rằng nếu máy bay chiến đấu của Ukraine cất cánh từ các nước láng giềng và tham gia giao tranh với quân Nga, các nước liên quan sẽ bị Nga coi là tham gia xung đột.
Người phát ngôn BQP Nga Igor Konashenkov cảnh báo các nước hỗ trợ không quân Ukraine cất cánh sẽ bị Nga coi là tham chiến với Nga (Ảnh:Getty).
Ông Konashenkov cũng chỉ ra rằng quân đội Nga đã bắn rơi 3 máy bay chiến đấu Su-27 và 3 UAV của Ukraine trong một ngày, và đánh chính xác vào sân bay quân sự của Ukraine ở Vinnitsa, khiến nó bị tê liệt. Hiện tại, hầu như tất cả lực lượng máy bay không quân sẵn sàng chiến đấu ở Ukraine đã bị tiêu diệt. Ông cảnh báo rằng để thúc đẩy quá trình phi quân sự hóa Ukraine, các lực lượng vũ trang Nga sẽ tấn công ngành công nghiệp quân sự Ukraine bằng vũ khí chính xác, đồng thời kêu gọi nhân viên các xí nghiệp liên quan nhanh chóng sơ tán
Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Nga cho biết Nga đã phát hiện trong lãnh thổ Ukraine có chương trình nghiên cứu và phát triển vũ khí hóa học và sinh học do Mỹ tài trợ, chương trình này tập trung tại một số phòng thí nghiệm sinh học gần biên giới Nga. Nhưng sau khi Nga phát động “Chiến dịch quân sự đặc biệt” chống lại Ukraine, các phòng thí nghiệm này đã khẩn cấp tiêu hủy các loại virus có thể để gây ra bệnh dịch hạch, bệnh than và bệnh tả.
Một phần ba số tên lửa phòng không Iagla của Đức viện trợ Ukraine không sử dụng được
Trong bối cảnh tình hình chiến sự Nga-Ukraine tiếp tục leo thang, Đức – quốc gia vốn không muốn cung cấp vũ khí cho Ukraine, vào tuần trước cuối cùng đã cung cấp cho Ukraine hàng nghìn tên lửa và vũ khí. Tuy nhiên, truyền thông Đức loan tin rằng 1/3 số tên lửa cổ lỗ này còn chưa được sử dụng, nhưng 1/3 trong số chúng đã bị báo hủy ...
Tờ Daily Express của Anh ngày 4/3 dẫn truyền thông Đức Der Spiegel (Tấm Gương) cho biết, việc Đức viện trợ vũ khí cho Ukraine hồi tuần trước có thể nói là "rất đáng xấu hổ", không chỉ hộp chứa tên lửa đã bị mốc, mà ít nhất là 700 quả tên lửa đã không thể sử dụng được nữa. Theo tính toán, số vũ khí hiện tại của Đức viện trợ cho Ukraine thực tế đã giảm đi một phần ba.
Tuần trước, chính phủ Đức đã thay đổi lập trường về Ukraine. Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố cung cấp cho Ukraine 1.000 tên lửa chống tăng và 500 tên lửa phòng không vác vai Stinger, đồng thời chấp thuận cho Hà Lan và Estonia cung cấp cho Ukraine vũ khí và thiết bị do Đức sản xuất hoặc sử dụng công nghệ của Đức.
Der Spiegel đưa tin, các tên lửa do Đức viện trợ đều có tuổi đời ít nhất 35 năm và đã có "những vết nứt nhỏ trên ống phóng", khiến vũ khí bị ăn mòn và oxy hóa.
Các cơ quan truyền thông Đức cũng đưa tin rằng các hòm gỗ bảo quản vũ khí đã bị "mốc nghiêm trọng" đến mức hồi tháng 11 năm ngoái các binh sĩ của Quân đội Đức phải mặc đồ bảo hộ để vào kho khi họ tiến hành kiểm tra vũ khí liên quan.
Báo Đức Der Spigel cho biết 1/3 tên lửa Iagla Đức viện trợ Ukraine không thể sử dụng được (Ảnh: Guancha).
"Thật là một sự đáng hổ thẹn cho chính phủ Đức", Der Spiegel viết.
Trước đây, Đức tỏ ra thận trọng trong việc cung cấp vũ khí sát thương cho các khu vực xung đột. Chính phủ Đức từng từ chối cung cấp vũ khí cho Ukraine, chỉ sẵn sàng cung cấp mũ bảo hiểm, bệnh viện dã chiến v.v. Điều này từng gây bất mãn cho chính phủ Ukraine và các đồng minh.
Tuy nhiên, vào thứ Hai tuần trước Thủ tướng Đức Scholz đã thay đổi thái độ và bắt đầu cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine. Scholz tuyên bố rằng "cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine là một bước ngoặt đe dọa toàn bộ trật tự thời hậu chiến. Do đó, chúng tôi có trách nhiệm cung cấp cho Ukraine vũ khí tự vệ".
Theo tin của hãng thông tấn Đức DPA ngày 3/3, Chính phủ Đức đã thông qua kế hoạch viện trợ quân sự mới nhất cho Ukraine, trong đó sẽ cung cấp cho Ukraine 2.700 tên lửa phòng không di động SA-18 Iagla do Liên Xô sản xuất. Lô tên lửa do Liên Xô sản xuất này được lấy từ kho dự trữ của quân đội CHDC Đức (Đông Đức) cũ.
Nguồn: viettimes.vn