Các quy định trong việc phát tiền cho người dân và hàng loạt những mục tiêu hạn chế tác động kinh tế của virus corona đã được công bố trong gói cứu trợ kỷ lục 2.000 tỷ USD của Mỹ.

Thượng viện Mỹ hôm 25/3 đã công bố gói cứu trợ lớn chưa từng có và hy vọng nó sẽ được thông qua trong tối cùng ngày để có thể đối phó với đại dịch Covid-19, vốn đang reo rắc nỗi kinh hoàng với nền kinh tế Mỹ. Số tiền này sẽ bao gồm các khoản thanh toán trực tiếp cho người Mỹ, tăng cường bảo hiểm thất nghiệp, cấp vốn cho các doanh nghiệp lớn nhỏ cũng như tăng cường nguồn lực cho hệ thống y tế từ cấp bệnh viện tới thành phố và tiểu bang.

Hiện tại, Thượng viện hy vọng dự luật sớm được Quốc hội thông qua trong tình cảnh công nhân phải đối mặt với tình trạng sa thải hàng loạt trên diện rộng, các bệnh viện và tiểu bang thiếu thốn nghiêm trọng nguồn lực trong khi các doanh nghiệp lớn nhỏ đứng ngồi không yên về số phận của mình. Tuy nhiên, có vẻ Hạ viện Mỹ sẽ không thông qua luật này trước 26/3.

42 1 Phat 1200 Usd Cho Moi Nguoi Dan Chinh Phu My Doi Hoi Gi Va Con Dieu Gi Khac Trong Goi Cuu Tro Lich Su 2000 Ty Usd

Dưới đây là những gì gói cứu trợ kỷ lục sẽ mang đến cho người dân Mỹ:

- Trả trực tiếp cho người dân số tiền 1.200 USD cho cá nhân hoặc 2.400 USD cho các cặp vợ chồng. Trẻ em được nhận thêm 500 USD. Việc chi trả dựa vào hóa đơn thuế năm 2019 cho những người đã nộp chúng. Nếu chưa nộp, thông tin được dựa vào hóa đơn thuế năm 2018. Tuy nhiên, khoản viện trợ này sẽ giảm dần ở những cá nhân có thu nhập trên 75.000 USD và các cặp vợ chồng có thu nhập trên 150.000 USD/năm. Những người có thu nhập trên 99.000 USD/năm hoặc các cặp vợ chồng thu nhập trên 198.000 USD/năm sẽ không được nhận trợ cấp.

- Tăng cường bảo hiểm thất nghiệp, thêm 600 USD mỗi tuần trong tối đa 4 tháng với những người nhận trợ cấp thất nghiệp từ các tiểu bang. Những người tự kinh doanh hay các nhà thầu độc lập cũng được hưởng.

- Tạo ra quỹ 500 tỷ USD để cho vay, bảo lãnh nợ hoặc đầu tư kinh doanh ở các doanh nghiệp, tiểu bang hoặc các thành phố chịu thiệt hại bởi khủng hoảng.

- Tài chợ 25 tỷ USD cho các hãng hàng không và 4 tỷ USD cho các công ty vận tải hàng hóa để trả lương và lợi ích cho người lao động. Ngoài ra, một khoản tương tự được dùng để cho vay và bảo lãnh vay nợ của các doanh nghiệp này.

- Cấp 17 tỷ USD cho các khoản vay và bảo lãnh đối với các doanh nghiệp chưa xác định nhưng được coi là quan trọng để duy trì an ninh quốc gia.

- Cấp 117 tỷ USD cho các bệnh viện và trung tâm chăm sóc sức khỏe cựu binh.

- Cấp 16 tỷ USD cho kho dự trữ dược phẩm và thuốc chiến lược quốc gia.

- Cấp 350 ty USD cho các doanh nghiệp nhỏ vay để trả lương và các lợi ích của người lao động. Theo đó, một doanh nghiệp có thể vay số tiền lớn hơn 250% so với tổng số chi lương hàng tháng cho người lao động nhưng không vượt quá 10 triệu USD.

- Nó cũng bao gồm một khoản tín dụng để giúp các doanh nghiệp tạm dừng hoạt động hoặc tổng doanh thu giảm 50% so với năm trước giữ chân nhân viên, trị giá tới 50% số tiền lương được trả trong suốt cuộc khủng hoảng.

- Hoãn thuế cho người lao động, yêu cầu một nửa số thuế bị hoãn phải hoàn trả vào cuối năm 2021 và phần còn lại trả vào cuối năm 2022.

- Cấm các doanh nghiệp dùng khoản vay từ chính phủ để mua lại cổ phiếu cho đến một năm sau khi hoàn tất việc thanh toán.

- Cấm tăng lương cho những người có lương từ 425.000 USD trở nên trong năm ngoái.

- Cấm Tổng thống Donald Trump và các thành viên trong đế chế kinh doanh của gia đình ông nhận cứu trợ khẩn cấp. Quy định này cũng áp dụng cho Phó Tổng thống Mike Pence và người đứng đầu các cơ quan hành pháp, thành viên Quốc hội và gia đình họ.

- Đình chỉ thanh toán các khoản vay sinh viên cho tới ngày 30/9 mà không cộng dồn lãi suất.

Các biện pháp nêu trên được coi là cấp thiết trong bối cảnh dịch bệnh đang có dấu hiệu lây lan ngày càng mạnh mẽ ở Mỹ. Với hơn 65.000 ca nhiễm bệnh và ít nhất 900 người tử vong, Mỹ đang trên đường vượt Italy để trở thành ổ dịch lớn thứ 2 thế giới sau Trung Quốc. New York là tâm dịch của Mỹ.

Dịch bệnh bùng phát cũng gây ra tình trạng khủng hoảng với hệ thống chăm sóc sức khỏe của Mỹ. Nhiều tiểu bang đã yêu cầu các tài nguyên quan trọng để chống dịch như khẩu trang và máy thở.

Để đối phó dịch bệnh, Mỹ đã ra lệnh đóng cửa nhiều doanh nghiệp và trường học trên toàn đất nước nhằm làm chậm nguy cơ lây lan. Cùng với đó là làn sóng sa thải và khủng hoảng tấn công người dân Mỹ. Các bang đều dự đoán số người thất nghiệp ở Mỹ sẽ tăng cao đến mức lịch sử trong khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại và người lao động phải chật vật để thanh toán các hóa đơn.

Tham khảo: CNBC

Nguồn: CAFEBIZ




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC