Thứ Sáu 20/07/2018, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã yêu cầu Liên Hiệp Quốc « thực thi đầy đủ các biện pháp trừng phạt » nhắm vào Bắc Triều Tiên.
Theo giới quan sát, lời kêu gọi này cho thấy .
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (T) tới Liên Hiệp Quốc cuối tuần trước, để yêu cầu gia tăng áp lực với Bắc Triều Tiên, New York,
AFP nhắc lại, tại thượng đỉnh Singapore ngày 12/06, lãnh đạo Bắc Triều Tiên « tái khẳng định cam kết » tiến hành « phi hạt nhân hóa toàn diện bán đảo Triều Tiên ». Trước đó, chính quyền Donald Trump cũng đã có những lời lẽ mạnh mẽ nhấn mạnh đến tính « khẩn cấp » và mong muốn « nhanh chóng bắt tay thực hiện » chương trình phi hạt nhân hóa.
Thế nhưng, 40 ngày sau, giọng điệu đôi bên đã thay đổi. Kim Jong Un « im hơi lặng tiếng ».
Tổng thống Mỹ Donald Trump nhẹ nhàng cho rằng « chúng ta không vội vàng », « chưa có ngày hạn định »…
Một số chuyên gia cho rằng tình hình trở lại yên ắng như vậy là một điều tốt, vì quy trình này đòi hỏi nhiều thời gian đàm phán. Theo quan điểm của ông Abraham Denmark, thuộc Wilson Center, để cho quá trình « phi hạt nhân hóa toàn diện và kiểm chứng được » đi đến thành công, đôi khi phải mất đến 15 năm.
Nhưng cũng có nhiều chuyên gia khác nghi ngờ thực tâm của Bình Nhưỡng. Cho đến lúc này, kết quả duy nhất có được từ thượng đỉnh Singapore là Bình Nhưỡng thông báo tạm ngưng thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo, còn Washington ngưng các cuộc tập trận chung được cho là «khiêu khích » với Hàn Quốc.
Những tuyên bố này vẫn có thể thay đổi ngày một ngày hai.
Mục tiêu « phá dỡ hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược về chương trình hạt nhân Bắc Triều Tiên » hầu như xa vời vợi, vì cả đôi bên còn chưa đàm phán lịch trình và cách thức tiến hành.
« Không những Bình Nhưỡng không từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân, mà họ đang tiếp tục nghiên cứu để thúc đẩy chương trình này », bà Sue Mi Terry, thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế, lo lắng cảnh báo tại diễn đàn an ninh Aspen, Colorado.
Theo quan điểm của nhiều nhà phân tích, nguyên nhân của sự trì trệ này chính là vì ông Donald Trump đã « lãng phí các công cụ gây áp lực quan trọng » nhằm khóa tay Kim Jong Un.
Chiến dịch « áp lực tối đa » của cộng đồng quốc tế, bao gồm một loạt các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt và cô lập ngoại giao, mà Washington đã thực hiện thành công cho đến trước khi thượng đỉnh, giờ đang bị phân tán. Trung Quốc và Nga sẽ dần giảm nhẹ các lệnh trừng phạt.
Giờ đây, trước sự « trơ ì » của Bình Nhưỡng, chính quyền Washington mới « vội vã » kêu gọi Liên Hiệp Quốc duy trì áp lực tối đa.
Câu hỏi đặt ra : Ai sẽ nghe theo lời yêu cầu đó ?
« Áp lực tối đa » sẽ khó tái thực thi, vì Bắc Triều Tiên chẳng có « hành động khiêu khích » nào cả, trong khi thế giới lại không dự trù kế hoạch B trong trường hợp gặp thất bại.
Nguồn: Minh Anh/ RFI