Câu chuyện của Scotland chỉ là một phần cho sự bất công trên thế giới khi báo cáo năm 2015 của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) và Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho thấy có ít nhất 500 triệu phụ nữ cũng như bé gái trên toàn cầu không thể sử dụng đầy đủ băng vệ sinh khi đến tháng.
Mới đây, Scotland đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới phát miễn phí băng vệ sinh cho các học sinh nữ tại trường học.
Kế hoạch trị giá 5,2 triệu Bảng Anh (6,7 triệu USD) này nằm trong chiến dịch giúp đỡ phái yếu khi họ gặp khó khăn về tài chính do gia sản phẩm băng vệ sinh quá đắt.
Nghe có vẻ nực cười nhưng khảo sát mới nhất của chính phủ cho thấy 20% số phụ nữ Scotland gặp khó khăn để liên tục sử dụng băng vệ sinh trong suốt thời kỳ kinh nguyệt của mình.
"Tại một quốc gia giàu có như Scotland, thật không thể chấp nhận được việc phụ nữ không thể mua băng vệ sinh, một nhu yếu phẩm cần thiết cho chính mình", Cố vấn Nội các Aileen Campbell bức xúc cho biết.
Câu chuyện của Scotland chỉ là một phần cho sự bất công trên thế giới khi báo cáo năm 2015 của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) và Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho thấy có ít nhất 500 triệu phụ nữ cũng như bé gái trên toàn cầu không thể sử dụng đầy đủ băng vệ sinh khi đến tháng.
Tồi tệ hơn, mặc dù băng vệ sinh là sản phẩm thiết yếu nhưng chúng vẫn bị chính phủ đánh thuế khá cao. Tại Anh, băng vệ sinh phải chịu mức thuế tiêu thụ 5% và dù chính phủ đã cam kết cắt giảm nhưng vẫn chưa thực hiện do bận đàm phán quá trình rời bỏ Liên minh Châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit.
Tại Mỹ, hầu hết các bang đều đánh thuế từ 2,9-7,5% cho các sản phẩm băng vệ sinh hoặc dụng cụ vệ sinh phụ nữ. Ở thành phố New York, mức thuế này là 4% và ước tính chúng thu về khoảng 7-14 triệu USD mỗi năm cho chính phủ nơi đây.
Theo khuyến cáo của bác sĩ, phụ nữ nên thay băng vệ sinh khoảng 4-8 tiếng mỗi ngày. Mỗi tháng họ mất khoảng 5-7 ngày kinh nguyệt và nếu tính từ năm 13-51 tuổi, mỗi phụ nữ sẽ có khoảng 456 kỳ kinh trong hơn 38 năm, tương đương 6,25 năm trong vòng đời.
Theo Thời Đại