Sỹ quan Hiệp (phía trái) và Duy (phía phải)
Số liệu của Bộ Nội vụ cho thấy đã có 214 nạn nhân từ 15 đến 35 tuổi bị đưa đến Scotland từ Việt Nam chỉ trong năm ngoái. Hai năm trước, con số này dừng lại ở mức 66.
Các sĩ quan Nguyễn Hiệp và Nguyễn Duy, thuộc Bộ Công an Việt Nam, đã đến Scotland vào đầu tháng 10 để giúp giải quyết tình trạng này
Theo dự tính, họ sẽ cung cấp "các lời khuyên về văn hóa" và hỗ trợ ngôn ngữ.
Hôm thứ Năm (15/7), Đại học Stirling đã công bố một nghiên cứu cho thấy phần lớn nạn nhân buôn bán trẻ em ở Scotland là người Việt Nam - ở Anh, tình trạng này còn nghiêm trọng hơn.
Nhóm nghiên cứu, được chính phủ Scotland ủy quyền, đã kêu gọi thành lập một cơ quan thống nhất để giám sát nạn buôn bán trẻ em nhằm xác định danh tính và bảo vệ các nạn nhân.
Trước đó, cảnh sát Scotland đã phát động Chiến dịch Filibeg vào tháng 4 nhằm giải quyết tình trạng nạn nhân buôn người đến từ Việt Nam ở Scotland tăng đến 230% trong giai đoạn 2018-19.
Các sỹ quan đang làm việc với các cơ quan thực thi pháp luật trong nước và quốc tế để hiểu hơn về trải nghiệm của các nạn nhân và mạng lưới tội phạm lợi dụng họ.
Tác động của Covid-19 đến nạn phạm buôn người?
Thông tin tình báo của cảnh sát cho rằng các nạn nhân đang bị buộc phải làm việc ở nông thôn vì nhiều cơ sở kinh doanh ở thành thị phải đóng cửa do dịch bệnh. Ở thành phố, các nạn nhân thường bị bóc lột sức khi làm việc tại các công trường xây dựng, nhà hàng, v.v.
Bà Heaton cho biết các nạn nhân Việt Nam bị cưỡng bức lao động hoặc bóc lột tình dục
Hiện tại ngày càng nhiều nạn nhân đang làm việc trong ngành nông nghiệp, thủy sản và thực phẩm.
Sỹ quan cấp cao Judi Heaton nói rằng trong khi một số nạn nhân bị những người đàn ông dụ đến Scotland bằng “lời ngon tiếng ngọt”, phần lớn họ đều bị lừa gạt.
"Họ bị giam giữ trong điều kiện tồi tàn, không được phép giao tiếp và không có hộ chiếu", bà Heaton nói, "Có khá nhiều người Việt Nam đến Scotland, mong muốn có một cuộc sống tốt hơn để rồi bị tước hộ chiếu và bị cưỡng bức lao động hoặc bóc lột tình dục trong các nhà thổ”.
Bà Heaton cho biết “cũng có các nạn nhân thuộc quốc tịch khác nhưng hiện người Việt Nam chiếm đa số”.
"Ngày càng có nhiều công việc các nạn nhân bị ép phải làm - hái trái cây và những nghề tương tự", bà Heaton nói.
“Bị đối xử không giống con người”
Bronagh Andrew- bà Giám đốc điều hành Tara
Tara - trung tâm hỗ trợ những nạn nhân là phụ nữ - cho biết mặc dù buôn bán người thường được coi là vấn đề của thành phố, nhưng không có cơ quan nào ở Scotland chưa liên hệ với họ.
Giám đốc điều hành Bronagh Andrew cho biết phụ nữ được đối xử như "hàng hóa" và Tara cũng đã chứng kiến sự gia tăng đột biến số nạn nhân là người Việt.
"Ngày càng có nhiều nạn nhân đến từ Việt Nam bị lạm dụng bằng tất cả các hình thức – các nạn nhân bao gồm cả người lớn và trẻ em", bà Andrew nói, "Rõ ràng có điều gì đó đang xảy ra ở Scotland. Tôi nghĩ đó là một trong những lý do chúng ta cần tập trung cố gắng hiểu rõ hơn vấn đề này”.
"Họ bị đối xử không ra con người - không có sự lựa chọn, quyền tự chủ hay quyền con người của phụ nữ. Các nạn nhân bị lợi dụng để tạo ra lợi nhuận cho các nhóm tội phạm có tổ chức", bà Adrew cho biết.
Bộ trưởng Tư pháp Humza Yousaf khẳng định chính phủ Scotland cam kết giải quyết nạn buôn người và kêu gọi xây dựng quan hệ với các đối tác mới.
Ông nói: “Tôi hoan nghênh các sĩ quan Việt Nam làm việc với Cảnh sát Scotland. Tội buôn người là sự thiếu tôn trọng biên giới các nước cũng như vấn đề toàn cầu.
“Chúng ta không bao giờ cho phép nạn buôn người tồn tại", ông Yousaf khẳng định.
Theo BBC