Các hoạt động tuần tra đặc biệt này của con tàu được thông báo là đều đã hoàn tất và đây là bằng chứng nổi bật về năng lực của Hải quân Pháp trong việc thực hiện các nhiệm vụ viễn dương trên biển trong thời gian dài.
Hãng tin AFP hôm 9/2 vừa dẫn lời Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Pháp - ông Florence Parly cho biết, nước này đã điều một tàu ngầm chiến lược chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Rubis và một tàu hỗ trợ tiến vào khu vực Biển Đông nhằm thực hiện nhiệm vụ tuần tra hàng hải. Ảnh: Tàu ngầm lớp Rubis của Hải quân Pháp.
Như vậy là sau Nhật Bản, Anh và Australia, một đồng minh thân cận nữa của Mỹ là Pháp cũng đã thực hiện các hoạt động hiện diện tại Biển Đông nhằm phục vụ cho sứ mệnh “Tự do hàng hải” mà Mỹ tuyên bố nhằm thách thức các yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên biển cũng như bảo đảm an ninh an toàn cho các tuyến đường biển quốc tế.
Dù không được các cấp có thẩm quyền của Pháp tiết lộ thời điểm cụ thể tuy nhiên, tàu ngầm và tàu hỗ trợ của Hải quân Pháp đã có những hoạt động quân sự chung với Hải quân Indonesia nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết cũng như phối hợp giữa hai nước.
Tàu ngầm SNA Emeraude số hiệu S-604 lớp Rubis của Hải quân Pháp thực hiện chuyến tuần tra trên Biển Đông được quay lại từ kính quan sát của một tàu Hải quân Indoneisa tham gia diễn tập chung. Hỗ trợ tàu ngầm là tàu BSAM Seine.
Tàu ngầm hạt nhân Rubis là tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Hải quân Pháp hiện nay với 6 chiếc thuộc lớp này trong biên chế, cảng nhà đặt tại căn cứ Toulon. Đây là tàu ngầm hạt nhân nhỏ nhất trên thế giới khi có lượng giãn nước khi lặn chỉ là 2.600 tấn, còn thua kém hơn cả tàu ngầm Diesel - điện như Kilo của Nga với lượng giãn nước gần 3.000 tấn khi lặn.
Vũ khí trang bị chính của tàu là 4 ống phóng ngư lôi hạng nặng cỡ 533mm với cơ số 14 quả ngư lôi F17 Mod 2 và 14 tên lửa hành trình chống hạm SM-39 Exocet.
Tàu có chiều dài 73.6m, rộng 7.6m, tốc độ tối đa 25 hải lý/h, khả năng lặn sâu tối đa hơn 300m. Thủy thủ đoàn vận hành tàu 70 người với 10 sĩ quan. Những chiếc tàu ngầm hạt nhân nhỏ bé này được Hải quân Pháp sử dụng từ những năm 1980 cho đến nay.
Việc Pháp đưa tàu ngầm hạt nhân vào Biển Đông thực hiện “Tự do hàng hải” được cho là hành động mang tính bước ngoặt của quốc gia này, khi cùng với các đồng minh của mình tham gia một nhiệm vụ ở khu vực Đông Nam Á.
Dù cho không phải là một loại vũ khí quá mạnh mẽ hay có khả năng răn đe cao như những loại tàu ngầm hiện đại khác, tuy nhiên sự có mặt của tàu ngầm Pháp trong khu vực cũng là một sự tuyên bố rõ ràng rằng nước này sẵn sàng có những hành động can thiệp trong trường hợp xấu nhất. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hùng Dũng
Nguồn: kienthuc.net.vn