Bệnh nhân bất hợp tác, thời gian làm việc quá dài và thiếu thiết bị bảo vệ đang là những yếu tố gây cản trở các nhân viên y tế trên toàn thế giới trong cuộc chiến chống virus SARS-CoV-2 gây ra dịch Covid-19.

Nhiều bác sĩ bị nhiễm Covid-19

Tại Philippines, 9 bác sĩ đã thiệt mạng vì Covid-19. Hai trong số đó đã gặp phải một bệnh nhân nói dối về lịch sử đi lại của mình.

Tây Ban Nha có gần 10.000 nhân viên y tế đã nhiễm SARS-CoV-2, khiến xứ sở bò tót lâm vào tình cảnh không còn đủ y, bác sĩ để chăm sóc bệnh nhân.

Tại Italy, với hơn 110.000 bệnh nhân đã khiến một bác sĩ buộc phải làm việc mà không có găng tay bảo hộ. Cuối cùng, bác sĩ ấy cũng đã qua đời vì nhiễm Covid-19.

Tại Mỹ, quốc gia đang có số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona chủng mới gây ra nhiều nhất thế giới, với hơn 162.000 ca. Các bệnh viện nơi đây đang quá tải bệnh nhân. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu thốn đủ thứ từ máy trợ thở, khẩu trang, quần áo bảo hộ… đã dẫn đến hậu quả không thể tránh khỏi lây nhiễm cho đội ngũ y tế.

Thậm chí, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ đã phải đưa ra các hướng dẫn tạm thời cho phép nhân viên y tế bị phơi nhiễm tiếp tục làm việc miễn là họ đeo khẩu trang và không có triệu chứng nếu không bệnh viện đó thực sự không còn đủ nhân lực.

Bài học từ Singapore

Trong bối cảnh ảm đạm của thế giới do dịch Covid-19, Đảo quốc sư tử được coi như một ví dụ của sự lạc quan. Chính quyền Singapore đã ghi nhận hơn 800 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Tuy nhiên, trong số đó có rất ít y, bác sĩ bị mắc bệnh. Hơn nữa, ngay cả những trường hợp này, ông Vernon Lee, Vụ trưởng Vụ các bệnh truyền nhiễm, Bộ Y tế Singapore, cho biết họ bị nhiễm bệnh bên ngoài bệnh viện

Các chuyên gia cho rằng điều này không chỉ là may mắn. Điển hình như trường hợp 41 nhân viên y tế đã tiếp xúc gần một bệnh nhân mắc Covid-29 nhưng không ai test dương tính sau 14 ngày cách ly. Quy trình này được coi là đặc biệt nguy hiểm đối với nhân viên y tế vì bệnh nhân có khả năng ho là rất cao.

42 1 Tai Sao Nhan Vien Y Te Tai Dao Quoc Su Tu Tranh Lay Nhiem Covid 19 Duoc Toi DaNhân viên y tế Malaysia ở sân bay Kuala Lumpur (Ảnh: AFP)

Vụ việc đã thu hút nhiều sự chú ý. Một phần vì các y, bác sĩ nói trên đã đeo cùng lúc cả khẩu trang y tế tiêu chuẩn và khẩu trang N95, vốn được các bác sĩ xem đây là tiêu chuẩn vàng khi nó có thể lọc ra 95% các hạt trong không khí.

Trong một bài đăng được công bố trên The Annals of Internal Medicine - tạp chí hàng đầu thế giới về ngành Y Dược, các chuyên gia Singapore rút ra kết luận: “Không một nhân viên y tế nào bị phơi nhiễm đã cho thấy khẩu trang y tế, vệ sinh tay và các quy trình tiêu chuẩn khác giúp bảo vệ họ tối đa”.

Trên tờ the New Yorker, bác sĩ phẫu thuật người Mỹ Atul Gawande cũng từng đề cập về vấn đề này. Ông cho rằng có nhiều thứ Mỹ có thể học từ Châu Á, trong đó có những thứ rất cơ bản như giữ khoảng cách xã hội, vệ sinh tay, chế độ khử trùng...

Mặc dù Đảo quốc sư tử cũng đang vật lộn với lượng bệnh nhân Covid-19 đang tăng lên, hầu hết gần đây về từ nước ngoài nhưng hệ thống chăm sóc sức khỏe Singapore vẫn tiếp tục hoạt động trơn tru.

Các chuyên gia cho biết có được điều này do Singapore đã chuẩn bị cho một đại dịch kể từ khi SARS bất ngờ bùng phát. Trong đợt bùng phát SARS, nhân viên y tế chiếm tới 41% trong số 238 ca nhiễm ở Singapore.

Từ năm 2005, Singapore đã hình thành kế hoạch chuẩn bị và phản ứng đối với đại dịch cúm. Trong kế hoạch này, Singapore chú ý tới kho thiết bị để tránh tình trạng thiếu hụt, một bài học từ dịch SARS.

Các bệnh viện ở Singapore còn thường xuyên tổ chức diễn tập tình huống xử lý dịch bệnh hoặc đối phó với khủng bố với sự giám sát của Bộ Y tế.

Trong tài liệu về chuẩn bị cho đại dịch xuất bản năm 2008, chuyên gia y tế công cộng Jeffery Cutter cho biết Singapore có đủ nguồn cung thiết bị bảo hộ y tế trong 5 - 6 tháng đối với các nhân viên y tế ở tiền tuyến.

Ngay khi có ca mắc Covid-19 đầu tiên, các bệnh viện tại Singapore yêu cầu nhân viên ngừng kế hoạch du lịch hoặc nghỉ việc. Bên cạnh đó, những bệnh viện còn chia nhân viên thành các nhóm để đảm bảo duy trì đủ nhân lực khi tình hình dịch bệnh trở nên tồi tệ hơn và đảm bảo họ có thời gian nghỉ ngơi.

Tại Bệnh viện Đa khoa Singapore, các bác sĩ được chia thành nhóm 21 người. Mỗi nhóm thực hiện ca trực 12 tiếng đồng hồ và không giao tiếp với nhóm khác để tránh lây lan dịch bệnh.

Singapore có 13.766 bác sĩ, tương đương 2,4 bác sĩ/1.000 dân. Tỷ lệ này tại Mỹ là 2,59, ở Trung Quốc là 1,78 và Đức là 4,2.

Myanmar và Thái Lan có ít hơn 1 bác sĩ cho mỗi 1.000 người dân.

Nguồn: Báo Tuổi trẻ Thủ đô Điện tử

 




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC