Đúng một năm kể từ ngày Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 là đại dịch, Hội đồng điều dưỡng quốc tế (ICN) cho biết tình trạng kiệt sức và căng thẳng đã khiến hàng triệu điều dưỡng, hộ lý, y tá muốn bỏ nghề.

42 1 The Gioi Doi Dien Khung Hoang Nhan Luc Y Te 3000 Y Ta Chet Vi Covid 19

Các nữ điều dưỡng, bác sĩ tập trung hỗ trợ cho bệnh nhân COVID-19 ở Serbia trong Ngày quốc tế phụ nữ 8-3 - Ảnh: REUTERS

Chưa hết, khi đại dịch kết thúc, đội ngũ này sẽ không được nghỉ ngơi, mà tiếp tục được huy động để chăm lo số lượng ca bệnh tồn đọng khổng lồ do đại dịch.

Các trường hợp tử vong liên quan đến điều dưỡng, y tá trên toàn cầu do COVID-19 mới chỉ được ghi nhận ở 60 quốc gia, nhưng đã lên tới ít nhất 3.000 người.

Howard Catton, giám đốc Hội đồng điều dưỡng quốc tế, cho biết các y tá, điều dưỡng, hộ lý đã trải qua một cuộc "khủng hoảng lớn" do đại dịch. Họ phải làm việc đến kiệt sức về thể chất và kiệt quệ về tinh thần, đến mức không thể cố thêm được nữa.

Theo ICN, đại dịch có thể khiến hàng triệu điều dưỡng, hộ lý nghỉ việc. Xu hướng này có thể bắt đầu từ tháng 6-2021 trở đi, và thế giới sẽ bị thiếu khoảng 13 triệu y tá, trong khi cần 3-4 năm để đào tạo y tá.

Ông Catton cho biết các y tá đã làm việc một cách "phi thường", "đưa thế giới vượt qua đại dịch" nhưng khi đại dịch kết thúc, họ có thể sẽ đối mặt với những khó khăn của đời sống, từ tài chính đến sức khỏe.

ICN kêu gọi cần trả lương xứng đáng để động viên đội ngũ điều dưỡng viên hiện nay tiếp tục bám trụ với nghề, bảo vệ họ khỏi các bệnh nghề nghiệp ở nơi làm việc, cụ thể là tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho họ càng sớm càng tốt. 

Tổ chức này cũng kêu gọi các chính phủ đào tạo thêm y tá để đối phó với tình trạng thiếu nhân lực trong tương lai.

Nguồn: Báo Tuổi trẻ Online




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC