Hiệp hội năng lượng toàn cầu mới đây đánh giá, sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa khí đốt thiên nhiên và NLTT thay thế có thể gây khó khăn cho xuất khẩu khí đốt đường ống của Nga.  

42 1 Thi Truong Chau Au Tro Nen Khoc Liet Doi Voi Khi Dot Cua Nga

Hiệp hội năng lượng toàn cầu mới đây đánh giá, sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa khí đốt thiên nhiên và NLTT thay thế có thể gây khó khăn cho xuất khẩu khí đốt đường ống của Nga.

Theo tổ chức nghiên cứu Ember (Anh), trong giai đoạn 2010-2020, sản lượng bán ra tại các trạm xăng ở châu Âu đã giảm doanh số tương đương 44 tỷ KWh, xuống 545 tỷ KWh.

Trong khi đó, sản lượng điện gió và mặt trời đã tăng 377 tỷ KWh, lên mức 540 tỷ KWh. Sự thay đổi này cũng kéo theo sự thay đổi tỷ trọng các nguồn năng lượng trong cơ cấu sản xuất điện trong giai đoạn 2011 - 2020. Theo đó, tỷ trọng điện khí vẫn ở mức 20%, trong khi tỷ trọng điện gió và điện mặt trời đã tăng từ 6% lên 20%.

Theo hiệp hội, xu hướng chuyển đổi sang các nguồn NLTT khó có thể suy yếu.

Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) dự báo, công suất điện gió ở châu Âu sẽ tăng trung bình 1,6%/năm, trong khi công suất điện mặt trời sẽ tăng trung bình 8,6%/năm, trong khi doanh số bán xăng chỉ tăng 1,1%/năm đến năm 2030.

Ngày 11/04/2021, lần đầu tiên 3 quốc gia vùng Baltic (Litva, Estonia, Latvia) đã ngừng hoàn toàn nhập khẩu điện từ LB Nga, thay vào đó là tăng nhập khẩu điện từ Ba Lan, Thụy Điển và Phần Lan. Hệ thống truyền tải điện 3 quốc gia Baltic từ thời Liên Xô nối liền với LB Nga và Belarus thông qua vòng tròn BRELL, đến nay, đã được đa dạng hóa với 3 điểm kết nối thông qua Ba Lan (LitPol Link), Thụy Điển (NordBalt) và Phần Lan (Estlink 1 và Estlink 2) và có kế hoạch đến năm 2025 đồng bộ hóa toàn bộ hệ thống điện theo tiêu chuẩn EU.

Ngoài ra, Phần Lan, có kế hoạch tăng tỷ trọng điện gió, mặt trời thay thế hoàn toàn điện nhập khẩu từ LB Nga, hiện Phần Lan là khách hàng lớn nhất, chiếm đến 30% xuất khẩu điện LB Nga (300 triệu USD năm 2020). Thêm một lý do khiến 3 nước Baltic đẩy nhanh tiến độ rời BRELL – tẩy chay điện hạt nhân từ nhà máy BelAES (2x1200 MW do Nga hỗ trợ Belarus xây dựng) chỉ cách thủ đô Litva 40 km.

42 2 Thi Truong Chau Au Tro Nen Khoc Liet Doi Voi Khi Dot Cua Nga

Sơ đồ đường ống dầu khí đến Châu Âu hiện tại và sẽ xây dựng

Ba Lan có kế hoạch sử dụng đường ống dẫn khí Yamal – Europe đoạn qua lãnh thổ nước này vào mục đích phát triển hệ thống dẫn khí của riêng mình bắt đầu từ năm 2026, bao gồm kết nối với đường ống đang xây dựng – Baltic Pipe và terminal nhập khẩu LNG Swinoujscie, đáp ứng nhu cầu khí đốt thị trường nội địa dự báo gia tăng 50-100%.

Điều này được nhà điều hành mạng lưới đường ống dẫn khí Ba Lan - Gaz-System công bố trong kế hoạch phát triển 2022-2031.

Đáng chú ý, đường ống xuất khẩu khí đốt Yamal – Europe công suất 33 tỷ m3/năm bắt đầu từ LB Nga qua Belarus, Ba Lan và Đức, đáp ứng khoảng 50% nhu cầu thị trường Ba Lan (khoảng 10 tỷ m3), đoạn qua Ba Lan có chiều dài 683 km và 5 trạm nén, thuộc sở hữu liên doanh EuRoPol GAZ (Europolgaz) giữa Gazprom 48% và PGNiG 48%.

Ngày 17/05/2020, hợp đồng trung chuyển khí đốt dài hạn qua Ba Lan sang Đức đã hết hạn. Gazprom hàng năm phải mua hạn mức trung chuyển thông qua đấu giá.

Ngoài việc sử dụng hạ tầng hiện có, Ba Lan có kế hoạch xây mới 2.000 km đường ống, nâng tổng chiều dài lên 13.000 km, mở rộng hệ thống kho chứa, kết nối 2 chiều với hệ thống vận chuyển khí Litva, Slovakia nhằm giảm thiểu hoàn toàn phụ thuộc vào khí đốt Gazprom.

Như vậy, có thể dự báo rằng, Ba Lan sẽ áp dụng các điều kiện làm cho việc trung chuyển khí đốt qua nước này đối với Gazprom trở nên không kinh tế hoặc không thể.

42 3 Thi Truong Chau Au Tro Nen Khoc Liet Doi Voi Khi Dot Cua Nga

Các cảng tiếp nhận LNG đang hoạt động (màu xanh) và đang xây dựng (màu đỏ)

Cạnh tranh cũng sẽ gia tăng giữa các nhà cung cấp khí đốt đến thị trường này. Từ tháng 10/2022, nguồn khí đốt từ một số mỏ trên thềm lục địa của Na Uy sẽ bắt đầu được cung cấp cho EU, nơi đường ống North Stream 2 đang được xây dựng.

Việc xây dựng đường ống TANAP cũng sắp hoàn thành, theo đó, khí đốt từ Azerbaijan sẽ được vận chuyển qua đường ống này đến các thị trường nam và tây Âu.

Các nhà sản xuất LNG cũng đang mở rộng cơ sở hạ tầng tiếp nhận LNG của Mỹ là Rio Grande LNG và Texas LNG Brownsville (với tổng công suất 31 triệu tấn).

Tuy nhiên, cũng có thể tìm thấy những cơ hội mới cho khí đốt của Nga tại thị trường EU. Đầu tiên là cơ hội mới cung cấp khí đốt cho EU liên quan đến sụt giảm sản lượng khai thác khí của chính EU. Trong giai đoạn 2018 - 2020, sản lượng khai thác khí đốt của EU đã giảm 35 tỷ m3 xuống còn 211 tỷ m3.

IEA dự báo, sản lượng khí đốt của liên minh sẽ tiếp tục giảm thêm 7 tỷ m3 nữa vào năm 2021 và việc sớm ngừng hoạt động mỏ khí Groningen cũng sẽ đóng vai trò nhất định, Theo S&P Global Platts, sản lượng khí của mỏ này đã giảm 50%, từ 17,5 tỷ m3 xuống còn 8,7 tỷ m3 trong giai đoạn từ 10/2019 đến tháng 9/2020 so với cùng kỳ năm 2018 - 2019. Cơ hội thứ hai là sự thay thế nhiên liệu than.

Trong giai đoạn 2015 - 2020, châu Âu đã giảm gần 50% sản lượng điện than tuyệt đối, từ 705 tỷ KWh xuống còn 365 tỷ KWh.

Tỷ trọng điện than trong cơ cấu sản xuất điện cũng giảm từ 25% xuống còn 13%. Thứ ba là nhu cầu sử dụng khí đốt thiên nhiên trong công nghiệp ngày càng gia tăng. Do đó, một trong những công ty thép lớn nhất thế giới ArcellorMittal dự định đầu từ 1,5-2 tỷ USD để chuyển đổi các nhà máy của mình ở Bremen và Eisenhuttenstadt (Đức) sang sử dụng khí đốt.

Viễn Đông

Nguồn: nangluongquocte.petrotimes.vn




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC