Nhìn chung, các nghiên cứu về thuốc chống coronavirus được xây dựng xung quanh hai nhóm thuốc: remdesivir và thuốc chống sốt rét, cụ thể là chloroquine và hydroxychloroquine.
Trong các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, cả ba loại thuốc đều cho thấy hoạt động chống lại SARS-CoV-2 và chloroquine hiện được sử dụng làm thuốc chống virus được khuyến nghị để điều trị COVID-19 tại Trung Quốc. Tuy nhiên, để đưa bất kỳ loại thuốc nào vào thực tế, cần có thử nghiệm lâm sàng.
Các nhà khoa học Pháp đã tiến hành các nghiên cứu lâm sàng đầu tiên về hiệu quả của việc sử dụng hydroxychloroquine riêng biệt và dưới dạng kết hợp với kháng sinh azithromycin để điều trị COVID-19 tại cơ sở của Bệnh viện truyền nhiễm Méditerranée Infection của Bệnh viện Đại học Marseille.
Tham gia nghiên cứu là 36 bệnh nhân trưởng thành, với cả các triệu chứng COVID-19 lẫn những người không có triệu chứng, họ đều được xác nhận nhiễm SARS-CoV-2 theo mẫu quét dịch mũi họng.
Những người không đồng ý dùng thuốc mới được đưa vào nhóm kiểm soát gồm 16 người, họ vẫn được trị liệu theo phác đồ như trước đây, tức là điều trị theo triệu chứng và kháng sinh để ngăn ngừa bội nhiễm vi khuẩn.
14 bệnh nhân còn lại uống 200 miligam hydroxychloroquine sulfate ba lần/ngày trong 10 ngày.
Sáu trong số họ, ngoài hydroxychloroquine, còn được uống 500 miligam azithromycin mỗi ngày trong hai ngày đầu tiên để ngăn ngừa bội nhiễm, sau đó 250 miligam trong bốn ngày. Tất cả sáu bệnh nhân đều tiếp thu tốt kết hợp của hydroxychloroquine và azithromycin. Hàng ngày họ được đo điện tâm đồ để đảm bảo không xuất hiện tác dụng phụ đối với tim.
Ngay trong ngày thứ năm, ở cả sáu bệnh nhân, các xét nghiệm về coronavirus đều cho kết quả âm tính, kết quả này được xác nhận vào những ngày tiếp theo. Như vậy, tất cả các bệnh nhân mắc COVID-19 trong nhóm thử nghiệm đã được chữa khỏi hoàn toàn trong năm ngày.
Các nhà khoa học lưu ý rằng, mặc dù thực tế là nhóm thử nghiệm rất nhỏ và để xác nhận kết quả, cần phải tiến hành các thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn hơn, tuy nhiên kết quả thu được là rất đáng khích lệ.
Kết quả nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí International Magazine of Antimicrobial Agents
Theo Sputnik/ Dân trí