Mặc dù các dự án cơ sở hạ tầng có thể tạo việc làm, tạo cơ hội phát triển kỹ năng và chuyển giao công nghệ mới, nhưng khoản vay Trung Quốc lên đến hơn 86 tỷ USD còn mang lại mức nợ cao một cách nguy hiểm, thêm một minh chứng cho thấy các nước Châu Phi rất dễ bị tổn thương, The Daily Caller đưa tin.
Cạm bẫy lợi ích ngắn hạn che đậy gánh nặng dài hạn trao tới các nền kinh tế đang phát triển hoặc gặp khó khăn chính xác là kịch bản hiện đang diễn ra với Pakistan, đất nước đang dần dần bị thuần hoá bởi đầu tư dựa trên khoản vay từ Trung Quốc.
Một phân tích của Quỹ Châu Âu về Nghiên cứu Nam Á đã mô tả Hành lang Kinh tế Trung-Pakistan (CPEC) – xương sống Sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc ở Nam Á – như sau:
“Kế hoạch tổng thể của Trung Quốc hình thành một bức tranh, trong đó gần như toàn bộ thành phần kinh tế xã hội Pakistan bị thâm nhập sâu sắc bởi doanh nghiệp và văn hóa Trung Quốc; do đó, Islamabad vô tình tự đặt mình vào nguy cơ đối mặt với thực tế khốc liệt, rằng tài chính và cấu trúc xã hội quốc gia phải trải qua một cơn sụp đổ đại quy mô. Sự kết hợp giữa mức thuế cao, lãi suất và phụ phí cao sẽ phức tạp hoá nỗ lực trả nợ của Pakistan, buộc chính phủ tăng giá nội địa và xuất khẩu, dẫn đến khó cạnh tranh với các nước láng giềng và các nước duy trì mức giá thấp hơn”.
Tương tự hậu quả tàn khốc mà Hoa Kỳ đang gánh chịu, Hiệp định Thương mại Tự do Trung-Pakistan đưa đến thất thoát hàng loạt đầu việc Pakistan và chảy vào hàng loạt sản phẩm Trung Quốc. Hệ quả là thâm hụt thương mại của Pakistan với Trung Quốc tăng gấp ba lần trong vòng chưa đầy 5 năm.
Minh hoạ thâm hụt thương mại Iran của Tác giả Muhaddisa Shahzad.
Về bản chất, Sáng kiến Vành đai Con đường không phải mô hình toàn cầu hóa hay hợp tác khu vực, mà là kế hoạch nhằm tạo ra một mạng lưới các nước riêng rẽ phụ thuộc chặt chẽ vào Trung Quốc. Hay nói cách khác, một đế chế thuộc địa.
Tuy nhiên, mục tiêu của Trung Quốc cho Diễn đàn về Hội nghị Hợp tác Trung-Châu Phi (FOCAC) – được tổ chức tại Bắc Kinh vào tháng Chín năm nay – sẽ là “hợp lực” hay, chính xác hơn, đưa Sáng kiến Vành đai Con đường vào Mục tiêu Phát triển Bền vững 2030 của Liên Hợp Quốc, Mục tiêu 2063 của Liên minh Châu Phi, và chiến lược phát triển của các quốc gia Châu Phi riêng lẻ.
Nơi đầu tư thương mại của Trung Quốc đến, quân đội Trung Quốc sẽ không ở xa.
Theo báo cáo của CNBC, Trung Quốc sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự vào hồ sơ kinh tế và thương mại của mình trên lục địa đen. Đặc biệt, các khoản đầu tư vào cảng của Trung Quốc dựa trên khái niệm “sử dụng kép” cho cả thương mại/quân sự, được thiết kế đặc biệt để tạo ra lợi thế chiến lược thông qua thống trị kinh tế và hiện diện quân sự.
Đầu tư thương mại ban đầu của Trung Quốc ở Djibouti biến thành căn cứ quân sự ở hải ngoại đầu tiên của Bắc Kinh, nằm giữa lối vào Biển Đỏ và Kênh đào Suez, một vị trí cực kỳ chiến lược. Tương tự như vậy, lấy CPEC làm bối cảnh, Trung Quốc đang lên kế hoạch dựng căn cứ hải quân trên bán đảo Jiwani của Pakistan, gần cửa Vịnh Ba Tư. Trung Quốc cũng có căn cứ kép ở Hambantota, Sri Lanka, cảng mà Bắc Kinh thu được qua hợp-đồng-thuê-99-năm-trừ-nợ.
Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tham dự lễ khai trương căn cứ quân sự mới ở Djibouti, ngày 1 tháng 8 năm 2017. (Ảnh: VOANEWS)
Trung Quốc có một cảng thương mại và hải quân kép ở quốc gia Đông Phi, Quần đảo Seychelle, cũng là đường tiếp cận kép khả thi tới Mombassa, Kenya và Bagamoyo, Tanzania. Giới chuyên gia suy đoán các cảng Tây Phi nằm trong danh sách mục tiêu khai thác của Trung Quốc sẽ gồm Walvis Bay, Namibia làm căn cứ quân sự, và quốc đảo Sao Tome và Principe làm trung tâm giao thông chiến lược.
Tiềm năng cho chiến lược sử dụng kép của Trung Quốc ngày càng gia tăng. Tính đến thời điểm 2015, Trung Quốc đã đầu tư vào hai phần ba trong số 50 cảng hàng đầu thế giới – kể cả ở Bắc Phi – căn bản nằm rải rác dọc chu vi lục địa đen, với quyền tiếp cận hoặc kiểm soát cảng.
‘Con đường tơ lụa’ trên biển của Trung Quốc tại Châu Phi. (Ảnh: Internet) Tuần này, đại diện quân sự từ 50 quốc gia Châu Phi đã đến Bắc Kinh dự lễ khai mạc Diễn đàn Quốc phòng và An ninh Trung-Châu Phi, nhằm tăng cường trao đổi và hợp tác quân sự với Trung Quốc.
Nếu biện pháp đối phó để phá vỡ tham vọng toàn cầu của Trung Quốc không được thực hiện một cách chiến lược ngay lập tức, khi âm nhạc dừng lại, ghế trong “bàn siêu cường” của Hoa Kỳ có thể cũng sẽ không còn.
Nguồn: Minh Ý
ZING.vn