Bà Angela Merkel, ảnh năm 2013 (Nguồn: Wikipedia)
Trong một cuộc phỏng vấn hôm 29/4 với Giovanni di Lorenzo, Tổng biên tập của Die Zeit, bà Merkel nói rằng bà đã “cố gắng trong khả năng của mình để ngăn chặn” cuộc xung đột hiện tại ở Ukraine.
Theo bà, tuy rằng những nỗ lực này cuối cùng đã thất bại, nhưng không có nghĩa là chúng đã sai lầm. Bà nhấn mạnh và nói thêm rằng “đó là việc làm ngoại giao cần thiết” và các hiệp định đã được soạn thảo một cách thiện chí.
Một phân tích về hiệp định Minsk I và II, đưa ra các dẫn chứng về thủ đoạn ngoại giao của phương Tây và Nga đã bị lừa (fooled) như thế nào:
Bà Angela Merkel, người giữ chức Thủ tướng Đức (chancellor) những năm 2005–2021, đã góp phần làm trung gian dẫn tới các hiệp định Minsk I và II. Trong cuộc phỏng vấn, bà Merkel than thở rằng vào thời điểm đó, rất ít quốc gia châu Âu ngoài Đức và Pháp quan tâm đến những nỗ lực ngoại giao đó.
Các hiệp định này được thiết kế để đạt hòa bình cho Ukraine sau năm 2014, tiến tới hòa đàm giải quyết xung đột giữa chính quyền Kyiv với phiến quân ở Donbas, nhóm người nổi dậy trong số những người ở Ukraine nhưng không chấp nhận cuộc đảo chính năm 2014 ở Kyiv.
Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn được công bố vào tháng 12 năm ngoái cũng trên tờ Die Zeit, bà thừa nhận rằng trên thực tế, hiệp định Minsk là một “nỗ lực để giành thời gian cho Ukraine,” tức là thủ đoạn giành thời gian cho phương Tây đầu tư vũ trang cho chính quyền Kyiv “trở nên mạnh mẽ hơn.”
Bà Merkel từng nói vào lúc đó, “chúng ta đều rõ rằng cuộc xung đột đã bị đóng băng, rằng vấn đề vẫn chưa được giải quyết, nhưng điều đó đã mang lại cho Ukraine thời gian quý báu.” Ám chỉ phương Tây không thực sự dự định hòa bình cho Ukraine.
Trong cuộc phỏng vấn hôm 29/4, bà Merkel kể rằng “Tổng thống Zelensky đã rất chỉ trích thỏa thuận Minsk, và ông ấy đã nói như vậy kể từ chiến dịch tranh cử của mình.” Tuy nhiên, mặc dù có những khác biệt về quan điểm trong vấn đề này, bà vẫn tin tưởng nguyên thủ quốc gia Ukraine.
“Nhưng đối với Minsk nói chung, tôi đã nói với ông Emmanuel Macron và bà Angela Merkel: ‘Chúng ta không thể thực hiện nó như thế này’,” Volodymyr Zelensky từng nói năm 2019, thể hiện việc ông không tán thành cách triển khai các hiệp định Minsk. “Tôi đã nói với [ông Putin] giống như hai người kia (bà Merkel – Đức và ông Macron – Pháp). Họ ngạc nhiên và nói: ‘Nếu chúng tôi biết trước rằng ông sẽ thay đổi ý nghĩa cuộc gặp của chúng ta, thì lẽ ra đã có vấn đề ngay cả trước hội nghị thượng đỉnh.’”
Theo bà Merkel, đã có sự đồng thuận rộng rãi giữa các chính trị gia Ukraine là thỏa thuận Minsk không phổ biến ở nước này.
Giải thích về sự cần thiết phải tiến hành một chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng 2 năm ngoái, một trong những lý do là Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cáo buộc Kyiv đã không tôn trọng các điều khoản của thỏa thuận Minsk I và II, mà trong đó Ukraine được cho là sẽ ban hành cải cách hiến pháp và trao quyền tự trị cho các vùng Donetsk và Lugansk.
Nhật Tân