Trong thực tế của phương thức cảnh báo phạt có một câu hỏi thường được đặt ra là liệu Bản Cam Kết chấp nhận trả phạt trong trường hợp tái phạm có nhất thiết phải được chập nhận rõ ràng từ phía gủi thư cảnh báo hoặc luật sư đại diện để đảm bảo tính hiệu lực của mức phạt .
Theo luật sư Julia Blind thì „Câu trả lời theo tryền thống pháp lý là: nó hoàn toàn phục thuộc vào từng trường hợp cụ thể“ Việc chấp nhận cam kết sẽ là không cần thiết khi người vi phạm hoàn toàn đồng ý với bản cam kết được soạn thảo sẵn gửi cùng giấy cảnh báo và không có nguyện vọng thay đổi bất kỳ nội dung hay điều khoản nào trong bản cam kết . Điều này có nghĩa là Bản cam kết có hiệu lực và người gửi giấy cảnh báo không cần phải xác nhận rõ ràng về việc chấp nhận bản cam kết .
Trong trường hợp việc chấp nhận rõ ràng bản cam kết là cần thiết thì câu hỏi quan trọng được đặt ra là: có phải trả tiền phạt trong điều kiện chưa rõ ràng về việc chấp nhận bản cam kết ? Theo phán quyết của toàn án tối cao liên bang vào ngày 14 tháng 11 năm 2014 (Az. I ZR 97/13) thì : Trong việc tái phạm vi phạm luật thương hiệu bản quyền sau khi nộp bản cam kết người vi phạm sẽ Không phải trả tiền phạt, nếu bản cam kết chấp nhận trả phạt khi tái phạm ban đầu chỉ được thông qua người đại diện không có giấy ủy quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu và sau này mới được chính thức hóa bởi chủ sở hữu nhãn hiệu.
Lưu ý tòa soạn: trong trường hợp bà con nhận được giấy cảnh báo phạt vi phạm thương hiệu hàng hóa xin mọi người lưu ý 2 điểm sau:
- Kiểm tra kỹ nội dung cũng như các điều khoản của bản Cam Kết nộp phạt khi tái phạm (strafbewehrte Unterlassungserklärungen). Đây chỉ là những đề nghị từ phía gửi giấy cảnh báo phạt chứ không phải là những điều khoản bắt buộc.
- Kiểm tra xem phía gửi giấy cảnh báo phạt có giấy ủy quyền chính thức của chủ sở hữu thương hiệu không. Trong trường hợp không có giấy ủy quyền hợp pháp trước khi gủi thư cảnh báo thì các yêu cầu nộp phạt không có hiệu lực.