1 tuần sau khi được cảnh báo về biến thể Covid Omicron, nước Mỹ mới có ca nhiễm đầu tiên. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc họ chống dịch tốt hơn cả thế giới.

Ngày 26/11, chỉ 1 ngày sau khi các nhà khoa học Nam Phi lên tiếng cảnh báo về biến thể Omicron, châu Âu đã phát hiện ca nhiễm đầu tiên tại Bỉ. Kể từ lúc đó, Úc, Anh, Canada, Đan Mạch, Đức, Israel, Ý và nhiều quốc gia khác đều ghi nhận ca nhiễm biến thể mới.

Nhưng nước Mỹ, họ vẫn tìm kiếm miệt mài mà không có kết quả.

Vấn đề là điều này không có nghĩa virus chưa chạm đến nước Mỹ. "Nếu các biến thể đã xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới, khả năng rất lớn là nó đã tới đây (nước Mỹ)," - trích lời Taj Azarian, chuyên gia dịch tễ từ ĐH Florida.

Đến cuối cùng thì ngày 1/12, nước Mỹ công bố đã tìm ra ca nhiễm Omicron đầu tiên - là một trường hợp tại California trở về từ Nam Phi. Ở thời điểm ấy, Canada đã có 6 ca, trong khi Anh Quốc thì lên tới hàng chục.

1 Chau Au Can 1 Ngay De Tim Ra Bien The Omicron Sau Khi Duoc Canh Bao Nuoc My Phai Mat 1 Tuan Ly Do La Gi

Phải 1 tuần sau khi Nam Phi và WHO cảnh báo về biến thể mới Omicron, nước Mỹ mới tìm ra ca nhiễm đầu tiên

Sau đó 1 ngày, các ca nhiễm mới liên tiếp xuất hiện tại nhiều bang khác như Minnesota, Colorado, New York, Hawaii, trong khi California cũng ghi nhận ca nhiễm thứ 2. Đối với khoa học, điều này gần như là dấu hiệu chắc chắn cho thấy virus đang ẩn náu ngoài cộng đồng. 

Chỉ là, tại sao họ không thể phát hiện ra biến thể mới sớm hơn? Đó là bởi, nước Mỹ tồn tại những "điểm mù". 

Quá trình giải mã virus chậm chạp

Kể từ đầu đại dịch, các nhà khoa học đã luôn giải mã trình tự gene các mẫu bệnh phẩm - quá trình cho phép tìm ra những đột biến mới. Và với việc thường xuyên giải mã theo quy mô lớn, các chuyên gia sẽ theo dõi được quá trình tiến hóa hay lây lan của căn bệnh này.

Nhưng ở Mỹ, việc theo dõi và giải mã trình tự gene lại có xuất phát điểm rất thấp. Trong khi Anh Quốc nhanh chóng thực hiện chương trình giải mã trên toàn hệ thống y tế, quá trình tương tự ở Mỹ chỉ được thực hiện ở phòng thí nghiệm của các trường đại học, và có quy mô rất hạn chế.

Ngay cả khi CDC thành lập tổ chức giải mã vào tháng 5/2020, quá trình vẫn rất chậm do hệ thống y tế quá rời rạc, thiếu kinh phí và nhiều thách thức khác. Tháng 1/2021, khi số ca nhiễm đang gia tăng, nước Mỹ mới chỉ giải mã được dưới 3000 mẫu mỗi tuần - bằng chưa đầy 1% số ca nhiễm được ghi nhận (số khuyến nghị là ít nhất 5%). 

2 Chau Au Can 1 Ngay De Tim Ra Bien The Omicron Sau Khi Duoc Canh Bao Nuoc My Phai Mat 1 Tuan Ly Do La Gi

Việc giải mã virus tại Mỹ đã luôn chậm chạp kể từ đầu đại dịch

Nhưng trong những tháng gần đây, tình hình đã được cải thiện. Hiện tại, nước Mỹ đã tăng số mẫu giải mã lên 80.000 mỗi tuần và 14% các mẫu xét nghiệm PCR dương tính. Vấn đề còn lại chỉ là thời gian: quá trình giải mã là quá lâu, mất ít nhất 10 ngày.

"Chúng ta có hệ thống giám sát theo số lượng là tốt," - Trevor Bedford, chuyên gia virus học tại Trung tâm nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson (Seattle) cho biết. "Nhưng về bản chất, có sự chậm trễ giữa số ca được báo cáo và số ca đã giải mã."

Cũng theo Tiến sĩ Bedford, độ trễ này không phải là hiếm ở các quốc gia có quá nhiều mẫu để giải mã. Thậm chí, có những nơi cần đến ít nhất là 3-4 tuần.

Điểm mù lắt léo

Trong khi hệ thống giám sát được cải thiện, có tồn tại nhiều điểm mù khiến cho quá trình phát hiện biến thể mới tại nước Mỹ chậm lại. Nó bao gồm việc sự khác biệt lớn về địa lý.

"Nhiều bang đang tỏ ra rất chậm," - Massimo Caputi, chuyên gia virus học tại ĐH Florida Atlantic nhận xét.

Như 90 ngày gần nhất, bang Vermont đã giải mã được 30% số ca trường hợp được báo cáo, trong khi Massachusetts chỉ được 20%. 6 bang là Kentucky, Pennsylvania, Ohio, South Carolina, Alabama và Oklahoma thậm chí chỉ giải mã được dưới 3%. 

Một vấn đề nghiêm trọng hơn là các nhà khoa học chỉ có thể giải mã những ca nhiễm được ghi nhận, trong khi nước Mỹ lại đang gặp khó khăn trong việc xét nghiệm đủ cho người dân.

3 Chau Au Can 1 Ngay De Tim Ra Bien The Omicron Sau Khi Duoc Canh Bao Nuoc My Phai Mat 1 Tuan Ly Do La Gi

Các bộ kit test nhanh tại gia đã khiến quá trình theo dõi biến thể mới của Mỹ gặp khó khăn. Đó ít nhiều là một điểm mù

"Thực sự, xét nghiệm là phần yếu nhất trong khâu chống dịch của đất nước này," - Tiến sĩ Eric Topol, giám đốc Viện Nghiên cứu dịch thuật Scripps (California) cho biết. "Từ những ngày đầu đã vậy rồi."

Cũng giống như quá trình giám sát mẫu gene, việc xét nghiệm đã được cải thiện rất nhiều, nhưng về cơ bản là vẫn thiếu cân bằng. Và khi các bộ kit xét nghiệm nhanh tại nhà thay vì phải gửi đến các phòng thí nghiệm xuất hiện., nó khiến hệ thống theo dõi gặp nhiều vấn đề hơn nữa.

"Khi số ca xét nghiệm tại nhà tăng lên, nếu nó không được tiếp tục xử lý bằng xét nghiệm PCR, bộ gene của ca nhiễm ấy sẽ không được ghi nhận," - Joseph Fauver, nhà dịch tễ học từ ĐH Nebraska cho hay. "Dù không phải quá nhiều, nhưng đó là một điểm mù."

Nguồn: NY Times

Theo Pháp luật & Bạn đọc




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC