Đây là yếu tố vô cùng quan trọng giúp các sản phẩm được kích chuột nhiều hơn, từ đó thay đổi vị trí xuất hiện trên Amazon.

Ông Andre Aslund, Giám đốc điều hành kinh doanh Công ty Vorwarts của Cộng hòa Liên bang Đức cho biết:

Nếu trước đây người tiêu dùng thường lựa chọn các thương hiệu uy tín để mua hàng hóa, thì nay họ đã có niềm tin vào sản phẩm thông qua nhiều nguồn thông tin khác nhau, chẳng hạn như cách đánh giá, xếp hạng và chất lượng thông qua đánh giá của người mua…

Xem thêm:

Cần có những đánh giá tốt về sản phẩm đang rao bán

EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, hiện có nhiều mặt hàng chủ lực như thực phẩm, dệt may, da giày, đồ gỗ, nội thất… được xuất khẩu sang thị trường này. 

Hiện nay, số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tới 97% tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam, với 51% lực lượng lao động và chiếm tới hơn 40% GDP.

Vì số lượng quá lớn nên dễ xảy ra tình trạng nguồn cung tăng cao, sức cạnh tranh lớn và nhiều doanh nghiệp sẽ phải đóng cửa nếu không tìm hướng đi mới cho riêng mình.

Vì vậy, để khắc phục những khó khăn này thì việc tìm giải pháp nhằm mở rộng thị trường là vô cùng cần thiết.

Và việc tiếp cận thị trường EU thông qua bán hàng trên kênh Amazon đang được nhiều doanh nghiệp chú trọng.

Tuy nhiên, làm thế nào để có thể đưa sản phẩm của doanh nghiệp Việt tiêu thụ đến thị trường EU thông qua trên kênh Amazon là một bài toán khá khó khăn.

Trao đổi với PV bên lề Hội thảo “Xúc tiến bán hàng tới thị trường EU thông qua kênh Amazon” vừa diễn ra, ông Andre Aslund, Giám đốc điều hành kinh doanh Công ty Vorwarts của Cộng hòa Liên bang Đức cho biết:

Amazon là một thị trường tiềm năng để các công ty của Việt Nam có thể bán trực tiếp các sản phẩm mà không phải qua bất kỳ khâu trung gian nào.

“Thống kê xu thế hiện nay cho thấy, cứ 10 người thì có tới 9 người mua sắm qua Amazon thay vì các mạng xã hội khác.

Và có tới 76% người dùng sử dụng điện thoại di động để mua sắm qua kênh điện tử, 50% người sử dụng di động sử dụng kênh Amazon.

Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu thâm nhập và kênh bán hàng Amazon”, ông Andre Aslund chia sẻ.

Chuyên gia Đức: Mẹo bán hàng thành công trên Amazon doanh nghiệp Việt nào cũng nên biết - 0

Cũng theo ông Andre Aslund, hiện các doanh nghiệp Châu Á vẫn phải bán hàng qua đại lý hoặc trung gian để tới được thị trường EU và Mỹ.

Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp Việt tìm được cách bán hàng qua Amazon thì có thể cắt giảm khâu trung gian này, từ đó giảm chi phí và nâng cao năng lực cạnh tranh cho mặt hàng của mình. Lợi nhuận thu được cũng sẽ tăng đáng kể.

Đưa ra những hành vi mua sắm của người tiêu dùng EU, ông Andre Aslund cho biết, nếu trước đây người tiêu dùng thường lựa chọn các thương hiệu uy tín là yếu tố đầu tiên để mua sản phẩm, thì nay họ đã có niềm tin vào sản phẩm thông qua nhiều nguồn thông tin khác nhau, chẳng hạn như cách đánh giá, xếp hạng và lượng khách hàng thích sản phẩm…

Theo Giám đốc điều hành kinh doanh Công ty Vorwarts của Cộng hòa Liên bang Đức, qua theo dõi, hiện nay người tiêu dùng thường mua các sản phẩm nằm trong Top hàng đầu trên trang Amazon.

Đây là những mặt hàng được đánh giá cao về chất lượng, cũng như độ yêu tích của khách hàng. 

“Khi các khách hàng có ý định mua hàng trên Amazon thường nhấc chuột vào tìm kiếm, và sẽ lựa chọn ngay các mặt hàng xuất hiện trên hàng đầu.

Vì vậy, để sản phẩm của doanh nghiệp mình bán được trên Amazon, các doanh nghiệp cần cố gắng đưa những mặt hàng này vào Top đầu của trang”, Giám đốc điều hành kinh doanh Công ty Vorwarts của Cộng hòa Liên bang Đức nói.

Tuy nhiên, với những doanh nghiệp mới đưa sản phẩm của mình lên giới thiệu, thì việc đẩy lên Top đầu là điều không thể.

Vậy nên, ông Andre Aslund khuyên rằng, các doanh nghiệp có ý định tham gia bán hàng trên Amazon cần đưa sản phẩm cho các chuyên gia đánh giá, để có thể thu được những nhận xét tích cực và tạo niềm tin trên kênh bán hàng này.

Cùng với đó, cần có những bài giới thiệu đặc biệt với những từ khóa “hot” mà người tiêu dùng thường xuyên tìm kiếm.

Một kinh nghiệm nữa cũng được ông Andre Aslund đưa ra là, các doanh nghiệp cần tập trung xây dựng và cung cấp những hàng hóa với chất lượng tốt nhất, thiết kế đẹp, hình ảnh bắt mắt để đưa ra những bài giới thiệu ấn tượng.

Những yếu tố đó sẽ góp phần nâng cao thứ hạng sản phẩm, có các đánh giá từ người tiêu dùng khiến người tiêu dùng EU sẵn sàng rút “hầu bao” mua sản phẩm. 

Doanh nghiệp Việt cần tuân thủ các quy chuẩn của thị trường EU

Dù được xem là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, nhưng việc xuất khẩu hàng sang Liên minh châu Âu (EU) vẫn gặp khá nhiều rào cản, nhất là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 

Ông Andre Aslund cho biết, thách thức đầu tiên mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt chính là việc tuân thủ các nguyên tắc pháp luật tại thị trường EU. 

"Đầu tiên phải đề cập tới chính sách liên quan đến thuế như nếu bán hàng trên Amazon thì doanh nghiệp phải có được mã số thuế VAT, nếu không có mã số này thì sẽ không thể quyết toán được thuế, không thể đáp ứng các yêu cầu giao dịch tại các nước EU", ông Andre Aslund nhận định. 

Thách thức thứ 2 được ông Andre Aslund đưa ra chính là, khi bán hàng trên Amazon các doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về xuất khẩu hàng hóa.

Đặc biệt, phải làm thỏa mãn khách hàng về chất lượng và thiết kế sản phẩm. 

Đưa ra lời khuyên cho các doanh nghiệp muốn tham gia bán hàng trên Amazon, bà Hoàng Ngọc Ánh, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội dệt may Việt Nam cho rằng, doanh nghiệp cần phải nắm chắc các quy định pháp lý, các rào cản về bán hàng qua Amazon như các chuyên gia đã cảnh báo.

Cùng với đó, phải chủ động hơn ứng dụng về công nghệ thông tin, tăng cường hình ảnh sản phẩm của bản thân mình để thu hút hơn khách hàng.

Xem thêm:


Nguồn: Yến Nhi
VnMedia




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC