Nhà chính trị học người Đức cho rằng, do muốn tạo ra một cái nhìn đơn giản về cuộc xung đột ở Syria nên truyền thông nước này đã không muốn đi sâu tìm hiểu sự thật phía sau cuộc xung đột.
Michael Lüders nhà chính trị học người Đức, một chuyên gia về Trung Đông - Foto: ZDF
Mới đây, trong một talk show trên kênh truyền hình ZDF, nhà chính trị học người Đức, một chuyên gia về Trung Đông và đồng thời là cựu phóng viên của tờ báo Die Zeit , ông Michael Lüders cho biết, giới truyền thông Đức thích tạo ra một bức tranh đơn giản đối với cuộc xung đột Syria.
Đề cập về cuộc tấn công hóa học ở Idlib, ông Lüders nhận định rằng giới truyền thông do không hiểu tình hình, đã vội vã đổ lỗi cho phía quân đội chính phủ Syria. Thêm vào đó, chuyên gia lưu ý, các sự cố như vậy thường xảy ra trước ngưỡng cửa của các cuộc đàm phán quy mô lớn và có thể là sự núp bóng của các chiến dịch lớn.
"Tất cả điều này có thể được phát hiện ra nếu muốn, nhưng sau đó, tất nhiên, hình ảnh của kẻ thù sẽ bị phá bỏ. Cũng không thể nói, những điều đó là tốt hay xấu" – ông Lueders cho biết, đồng thời nhấn mạnh rằng một bức tranh như thế còn xa mới thành hiện thực.
Chuyên gia cho rằng, hình ảnh của kẻ thù có thể được khắc họa chỉ qua khung cảnh một cậu bé Omran người đẫm máu tới từ Aleppo, được cho là do bị thương trong vụ pháo kích.
Tháng 8/2016, hình ảnh này đã có mặt trên trang nhất của các tờ báo trên toàn thế giới và đã trở thành một biểu tượng của cuộc chiến ở Syria, được cho là minh chứng cho sự "tàn bạo" của nhà cầm quyền Syria.
Bức ảnh sau này được chính quyền ông Assad chứng minh là dàn dựng, và cáo buộc rằng đây là một phần trong chiến dịch tuyên truyền của phương Tây.
Nhà phân tích Đức nhấn mạnh:
"Những gì xảy ra với trẻ em ở Syria thực sự rất khủng khiếp, nhưng liệu nó có ý nghĩa và minh bạch không khi các trung tâm truyền thông được chúng ta – những người nộp thuế châu Âu trả tiền, lại bị các nhóm thánh chiến lợi dụng, được tô vẽ với chúng ta như những người chiến đấu vì tự do".
Lüders cho rằng không một nhà báo Đức nào được biết đến những mối quan hệ kiểu này.
Ông kết luận:
"Điều đó làm người ta có ấn tượng rằng, vấn đề quan trọng ở đây không phải là để hiểu, mà là để xây dựng hình ảnh kẻ thù".
Vị đại sứ Bolivia và không lời phản biện
Để minh chứng cho lập luận của mình, ông Đại sứ Bolivia đã lấy ra một tấm ảnh chụp từ năm 2003.
Trong ảnh là Ngoại trưởng Mỹ Colin Powen trưng ra trước các thành viên UNSC một cái lọ penicilin chứa trong đó một ít chất bột mà ông ta nói rằng đó là
"Chất độc hóa học" thu được từ chính quyền Iraq của Saddam Hussein.
Một bức ảnh đáng giá vạn lời nói! Foto: RT
Ông Đại sứ nói với đại sứ Mỹ: "Cách đây 15 năm, ngài Colin Powell đã ngồi ở đây, và đã nói y hệt như quý bà đây về vũ khí hủy diệt hàng loạt của Iraq".
Kết quả là khi đó, mặc dù Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã bác bỏ một nghị quyết trừng phạt Iraq nhưng Mỹ và Anh vẫn phát động một cuộc tấn công xâm lược Iraq. Đất nước Iraq tan nát, Saddam Hussein bị treo cổ, ISIS ra đời và hoành hành ở Trung Đông.
Theo những phóng viên có mặt tại cuộc họp này, phía Mỹ đã không thể đưa ra một lời phản bác trực tiếp nào.
Nguồn: ZDF/INFONET