Bộ Ngoại giao Đức hôm 23.07 đã lên tiếng cảnh báo mối quan hệ với Nga đang bị đe dọa sau vụ bê bối quanh việc cấp tuabin khí cho công trình nhà máy điện phục vụ điện năng tại bán đảo Crimea của Tập đoàn Siemens (Đức), theo báo Bild.
Việc mua bán Tuabin khí của công ty Đức Siemens được chuyển đến Crimea sẽ đẩy quan hệ Nga- Đức xuống bờ vực. - ảnh: baodatviet.vn
Theo đại diện của Bộ Ngoại giao Đức, Berlin đã một lần nữa nhắc nhở Moscow về nghĩa vụ của mình và lưu ý những vi phạm lệnh trừng phạt như vậy chỉ khiến quan hệ của hai nước xấu đi.
Tờ Bild dẫn các thông tin từ Bộ Ngoại giao Đức quan ngại về mối ảnh hưởng ngoại giao với Nga giữa lúc các biện pháp trừng phạt dành cho Nga chưa có dấu hiệu hạn chế hoặc dừng lại.
Tờ báo Đức cũng cho hay đã nhận được câu trả lời từ phía Nga rằng các tuabin của Siemens được dùng để xây dựng tại Crimea.
Bild cũng cho rằng, có các nguồn tin khẳng định, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đảm bảo với Thủ tướng Đức Angela Merkel về việc tuabin khí của Siemens sẽ không được lắp đặt ở Crimea. Về vấn đề này, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov không có bình luận gì.
Công ty Đức Siemens trước đó tuyên bố rằng cả bốn tuabin của họ dành cho dự án xây dựng thủy điện tại Taman đã được chuyển đến Crimea một cách bất hợp pháp mà họ không thể kiểm soát. Công ty này đề nghị một hợp đồng mua lại số tuabin này, tránh khả năng bị cáo buộc bất chấp lệnh trừng phạt để tiến hành kinh doanh tại Crimea.
Hôm 21/7, công ty này đã tạm thời đình chỉ việc cung cấp thiết bị điện cho Công ty của Nga đồng thời đề xuất mua lại 4 tuabin trên.
Hãng này đã đưa ra thông báo rằng cần "hoạch định những biện pháp kiểm soát mới" nên đề xuất xỏa bỏ thỏa thuận với công ty Nga về việc cung cấp thiết bị cho nhà máy điện và từ chối cổ phần trong công ty Interavtomatika. Đây là một trong số các nhà thầu đảm trách lắp đặt tuabin của hãng Đức ở Crimea.
Hồi đầu tháng 7, vụ việc đã được mổ xẻ sau khi các tuabin của Siemens đã được chở tới địa điểm dành cho nhà máy nhiệt điện ở Crimea. Trong số các nhà thầu tham gia lắp đặt thiết bị có công ty "Interavtomatika" mà Siemens sở hữu 45,7% cổ phần.
Sau đó, Siemens đã đệ đơn kiện lên Tòa án Trọng tài Moscow rằng thỏa thuận đã trái với ý muốn của Siemens, ít nhất đã có 2 trong 4 tuabin được cung cấp cho công ty Technoprom Export (thuộc Tập đoàn Công nghệ Rostec của Nga) được thông báo là lắp đặt tại nhà máy điện Taman nhưng lại được chuyển tới Crimea.
Các tuabin dành cho dành cho Taman sản xuất tại xí nghiệp "Tuabin khí công nghệ Siemens" đặt tại Leningrad, là cơ sở liên doanh giữa Siemens và Silovye Machin của Nga (kiểm soát 35%).
Siemens đề xuất mua lại tuabin từ phía Nga. - ảnh: baodatviet.vn |
Technoprom Export nhiều lần khẳng định, công ty đã mua các tuabinn khí tại thị trường thứ cấp, sau đó được các chuyên gia Nga cải tiến mới chuyển tới Crimea
Phía Nga nhiều lần khẳng định, tuabin này được sản xuất tại nước Nga, do vậy, nó không thể rơi vào trường hợp trừng phạt.
Tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung dẫn ý kiến các chuyên gia cho rằng, trong trường hợp tuabin khí tiếp tục được lắp đặt ở Crimea, có thể người Nga cũng không thể làm được công đoạn này.
Theo các số liệu hiện có, chưa có công ty nào của Nga đủ khả năng lắp đặt vận hành tuabin Siemens nếu như thiếu sự giúp đỡ của nhà sản xuất.
Bởi vậy, việc khởi động các tuabin mà không cần sự hỗ trợ của các kỹ sư Siemens hoặc đối tác của công ty Đức sẽ là "một thử thách nặng nề với độ thành thạo kỹ thuật của người Nga".
Ngoài ra, công đoạn đó sẽ rất tốn kém, và Moscow còn đứng trước nguy cơ vi phạm chuẩn mực pháp lý.
Đức nghiêm chỉnh chấp hành lệnh trừng phạt, Mỹ thì không?
Đức - trong trường hợp này đang thể hiện là một đối tác nghiêm túc thực hiện các lệnh trừng phạt Nga liên quan đến bán đảo Crimea.
Tuy nhiên, phía Mỹ cũng vẫn tiếp tục giao thương với Nga bằng chương trình mua động cơ tên lửa, bất chấp các lệnh trừng phạt với Nga được áp đặt từ năm 2014.
Hồi tháng 11/2015, Đại diện thương mại Nga tại Mỹ Aleksandr Stadnik cho biết, Washington đang thực hiện hợp đồng cung cấp động cơ tên lửa do Moscow sản xuất.
Ông Stadnik nhấn mạnh rằng khi áp đặt các biện pháp trừng phạt chống Nga cũng từng động chạm tới vấn đề động cơ tên lửa, song sau đó phía Mỹ đã đổi ý.
"Trên thực tế, phía Mỹ đã hiểu ra rằng họ cần đến thiết bị này của Nga để phát triển công nghệ tên lửa, hoặc sẽ buộc phải tự hạn chế theo hàng loạt dự án đắt giá tốn kém" - ông Stadnik nói.
Nguồn: Vũ Huy - Báo Đất Việt