Làn sóng đình công từ đầu năm nay ảnh hưởng đến các ngành vận tải, đường sắt, hàng không  và xảy ra trùng thời điểm với các cuộc biểu tình của nông dân và cuộc khủng hoảng ngân sách của Đức.

1 Duc Ghi Nhan So Cuoc Dinh Cong Cao Ky Luc Trong Nam 2023

Cảnh vắng vẻ tại sân bay Berlin Brandenburg, Đức, do cuộc đình công của những người lao động trong ngành vận tải công cộng ngày 1/2/2024. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo nghiên cứu của Viện Khoa học Kinh tế và Xã hội (WSI) được công bố ngày 20/6, số ngày nghỉ việc do đình công năm 2023 tại Đức tăng gấp đôi so với năm trước lên hơn 1,5 triệu ngày, với số vụ tranh chấp lao động cao kỷ lục 312 vụ.

Nghiên cứu cho thấy số ngày nghỉ việc năm ngoái của người lao động tại Đức lên tới 1,52 triệu ngày công, mức cao nhất từ năm 2015 và tăng 126% so với năm 2022.

Cũng theo nghiên cứu, Bỉ ghi nhận số ngày nghỉ việc do đình công cao nhất tính trên 1.000 người lao động, với mức trung bình 103 ngày từ năm 2013-2022, sau đó đến Pháp và Phần Lan, lần lượt là 92 và 90 ngày.

Đức xếp thứ 8 sau Anh, nhưng trước một số nước như Thụy Sĩ và Thụy Điển, nơi đình công gần như không xảy ra.

WSI theo dõi các vụ tranh chấp lao động kể từ năm 2006. Theo cơ quan này, lạm phát dẫn đến hệ quả sức mua giảm là những nguyên nhân chính dẫn đến đình công.

WSI cho rằng năm 2024 khả năng sẽ xảy ra nhiều vụ tranh chấp lao động trong ngành công nghiệp và con số này phụ thuộc vào kết quả đàm phán giữa giới chủ và nghiệp đoàn trong ngành điện và kim loại vào mùa Thu.

Làn sóng đình công từ đầu năm nay ảnh hưởng đến các ngành vận tải, đường sắt, hàng không và hãng hàng không Lufthansa, và xảy ra trùng thời điểm với các cuộc biểu tình của nông dân và cuộc khủng hoảng ngân sách của Đức./.

(TTXVN/Vietnam+)




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC