Foto: Cảnh sát Đức đưa người tị nạn trở lại sân bay. (Nguồn: rumoursaboutgermany.info)
Dự thảo cũng đề xuất nới lỏng các thủ tục cấp thị thực cho lao động nước ngoài, theo đó những người muốn làm các công việc như nấu ăn, luyện kim hoặc trong ngành IT, sẽ được phép lưu lại nền kinh tế lớn nhất EU này trong sáu tháng để tìm việc và thử việc, với điều kiện họ có thể tự trang trải chi phí cho cuộc sống.
Một điều khoản gây tranh cãi là cho phép một chỗ ở cố định đối với những người đã bị từ chối đơn xin tị nạn, nếu họ tìm được một công việc toàn thời gian trong vòng 18 tháng, nói tiếng Đức ít nhất ở trình độ trung, hội nhập tốt với xã hội, không có tiền án tiền sự, và có thể chứng minh được nhân thân.
Để có hiệu lực, dự luật trên sẽ phải được Quốc hội phê chuẩn vào năm tới, tuy nhiên, dự báo sẽ có một số sửa đổi.
Bộ trưởng Kinh tế Peter Altmaier đã ca ngợi đây là "một ngày lịch sử."
Theo ông Altmaier, dự luật này sẽ giúp ích đặc biệt cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn trước đây phải chịu sự cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn, thường hút hết các lao động lành nghề.
Bộ trưởng Nội vụ Horst Seehofer cho biết: "Nước Đức cần nhân lực từ các nước thứ ba để đảm bảo sự thịnh vượng của mình và có thể bổ sung vào những công việc chưa có người làm."
Về phần mình, Bộ trưởng Lao động Hubertus Heil nhấn mạnh "không thể trục xuất nhầm người," đồng thời cho rằng nhiều người mới đến Đức gần đây "biết nói tiếng Đức, làm được việc, chăm chỉ và họ rất có ích cho nước Đức."
Để thu hút lao động lành nghề từ nước ngoài, Chính phủ Đức đã mở một trang thông tin mang tên "make-it-in-germany.com"./.
Vietnam+
TIN TỨC: THỜI SỰ NƯỚC ĐỨC
-
Vinfast bất ngờ rút lui khỏi thị trường ô tô điện châu Âu 04/05/2025
-
Nhân viên đâm chết quản lý tại cửa hàng thời trang ở Đức, bị bắt ngay sau khi gây án 08/05/2025
-
Tại sao cocaine lại tràn ngập nước Đức? 06/05/2025
-
Thủ tướng Friedrich Merz ưu tiên lợi ích quốc gia, khởi động cải cách toàn diện cho nước Đức 14/05/2025