Thủ tướng Đức vẫn muốn đảm bảo vai trò của Ukraine trong việc cung cấp năng lượng từ Nga sang châu Âu
Ngày 7/2, các lãnh đạo thuộc nhóm nước Visegrad, bao gồm CH Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Đức đã nhóm họp tại Thủ đô Bratislava của Slovakia. Tại đây, các quyết định về Dự án Dòng chảy phương Bắc 2 đã được đưa ra.
Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết nước này sẽ không phụ thuộc vào Nga về vấn đề khí đốt do sử dụng hệ thống đường ống Dòng chảy phương Bắc 2.
"Chúng ta có phụ thuộc và Nga do sử dụng đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 này không? Tôi trả lời là không nếu chúng ta có thể đa dạng hóa nguồn cung cùng một lúc" - Thủ tướng Merkel nhấn mạnh.
Thông qua hội nghị này, Đức cũng đang gây sức ép lên nhiều nước châu Âu nhằm ngăn chặn một đề xuất của Liên minh châu Âu EU về việc điểu chỉnh dự án năng lượng này.
Ngoài ra, Thủ tướng Đức cũng nhấn mạnh vai trò của Ukraine trong vận chuyển khí đốt cho châu Âu. Theo đó, EU vẫn tìm cách đưa Ukraine trở thành một quốc gia trung chuyển khí đốt và là mắt xinh quan trọng trong chiến lược an ninh năng lượng của EU.
Trước đó, hồi cuối tháng 1/2019, trong cuộc họp giữa Ủy ban châu Âu EC và bộ trưởng năng lượng của Nga, Ukraine cũng các đại diện những tập đoàn năng lượng liên quan, vai trò của Ukraine đã được nhấn mạnh.
Tại đây, các bên đã đóng góp ý kiến về khủng pháp lý cho thỏa thuận vận chuyển khí đốt từ Nga qua Ukraine sang châu Âu, các loại thuế và nhu cầu của EU trong tương lai. Đồng thời, các bên cũng thảo luận về an ninh khí đốt trong mùa Đông 2019.
Cuộc họp này vẫn để lại nhiều vấn đề khúc mắc khi Ukraine muốn có một hợp đồng mới theo luật của EU, trong khi phía Nga lại muốn một hợp đồng theo những quy định cũ. Các bên nỗ lực có một thỏa thuận sớm nhất trước thời điểm ngày 1/1/2020.
Như vậy, theo quan điểm của Đức, châu Âu sẽ có 2 nguồn cung khí đốt từ Nga thông qua đường trung chuyển Ukraine hoặc dự án Dòng chảy phương Bắc 2 với Đức.
Ngoài ra, quan điểm của Đức cho thấy châu Âu sẽ tìm cách tự chủ năng lượng của mình, đa dạng hóa tất cả các nguồn cung với tiêu chí trên hết là cạnh tranh về giá thành và không bị áp dụng các quan điểm chính trị liên quan đến kinh doanh năng lượng.
Vì thế, việc duy trì vai trò của Ukraine cũng như bổ sung dự án Dòng chảy phương Bắc 2 cho thấy EU đang có nhiều phương án để tự bảo vệ cho nguồn cung từ phía thị trường Nga, tránh các yếu tố tác động mang tính độc quyền.
Các đường ống dẫn khí đốt trong dự án Dòng chảy phương Bắc 2
Trong khi đó, Mỹ vẫn đang là quốc gia phản đối dự án Dòng chảy phương Bắc 2 mạnh mẽ nhất.
Washington lo sợ châu Âu sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung năng lượng của Nga và làm giảm đi các giá trị của những biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga.
Thực tế, nhiều nhà phân tích cho rằng Mỹ đang muốn ngăn chặn sự cung cấp năng lượng cho châu Âu từ phía Nga và tự mình thay thế vai trò đó. Tuy nhiên, giá thành vận chuyển khí hóa lỏng từ các công ty Mỹ đến Châu Âu quá cao và giá năng lượng bị đội lên là điều khiến EU cảm thấy không thỏa đáng.
Thủ tướng Đức Merkel đã khẳng định châu Âu sẽ đa dạng hóa nguồn cung năng lượng của mình. Điều này đồng nghĩa với việc mọi nhà cung cấp từ Nga, Mỹ, cho đến vùng Vịnh đều có cơ hội trở thành đối tác của EU.
Tuy nhiên, yếu tố duy nhất để đảm bảo sự hợp tác này là mọi yếu tố liên quan đến chính trị sẽ phải bị dẹp bỏ đồng thời giá thành sẽ là điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho các hợp tác lâu dài. Đồng nghĩa với việc, Mỹ muốn chen chân trở thành nhà cung cấp lâu dài cho EU, các doanh nghiệp của Mỹ cũng cần đưa ra một giá thành có thể mang tính cạnh tranh.
Đây là một quyết định rất sáng suốt, đảm bảo lợi ích tối đa không chỉ cho Đức mà cả toàn châu Âu. Tuy nhiên điều này không phù hợp với những quan điểm lợi ích của Mỹ chủ trương thực hiện.
Nguồn: Minh Hoàng/ Baodatviet.vn