Chuẩn bị ra mắt máy bay PAK-FA (T-50) với tham vọng lập kỷ lục thế giới vừa bị báo Phương Tây chê bai thê thảm.

Tạp chí quốc phòng IHS Jane’s đưa tin từ Triển lãm Hàng không Singapore 2016 cho rằng, T-50 đang gặp những vấn đề trong quá trình chế tạo và bị nghi ngờ không phải là một phi cơ chiến đấu thế hệ thứ năm.

 “Ngành công nghiệp Nga gọi Sukhoi T-50 là một máy bay thế hệ thứ năm, nhưng khi quan sát kỹ thì PAK-FA chỉ là máy bay thế hệ mới trên danh nghĩa mà thôi", tạp chí này bình luận.

Đức và EU chê T-50 Nga thê thảm sau khi lập kỉ lục - 0

Tiêm kích Sukhoi T50 có tính năng hết sức ưu việt song bị báo chí phương Tây nhận định là không phải máu bay thế hệ thứ 5.

 

Cụ thể, truyền thông phương Tây nhận định, các hệ thống trên máy bay không hề mới hơn so với các loại máy bay mà Nga và Mỹ đã từng thiết kế chế tạo trước đây.

Động cơ của PAK-FA giống với loại máy bay Su-35, một phi cơ được coi là thế hệ 4+.

Theo trang RealClearDefense, trích dẫn nguồn tin từ các hãng thông tấn Ấn Độ, PAK-FA (còn gọi là T-50), tiêm kích của Nga có nhiều vấn đề về kỹ thuật, bao gồm “công suất động cơ, độ tin cậy của hệ thống radar quét mạng pha chủ động và khả năng hoạt động bí mật kém”.

Thêm vào đó, PAK-FA và Su-35 có nhiều thiết bị trong buồng lái giống nhau.

Ngay cả khi hệ thống của PAK-FA sau này được thay thế bằng các thiết bị hiện đại, thông số của nó được cho là không phù hợp với một phi cơ thế hệ thứ năm.

Không chỉ đánh giá thấp về hệ thống trên máy bay, RealClearDefense còn nêu một dẫn chứng so sánh T-50 với chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor của Mỹ.

Từ những năm 2010, 2011, trang báo này đã đưa ra các so sánh về 2 loại máy bay trên dựa vào chỉ số mặt cắt rađa (RCS) của máy bay (đơn vị dùng để đo khả năng phát hiện một vật thể qua rađa, giá trị càng lớn thì phi cơ càng dễ bị phát hiện) vào khoảng 0,3 đến 0,5 mét vuông.

Trong khi đó, giá trị mặt cắt rađa của máy bay F-22 được cho là vào khoảng 0,0001 mét vuông. So với F-22, F-35 có chỉ số RCS cao hơn là 0,001 mét vuông, song con số này vẫn rất nhỏ so với PAK FA.

Dù đánh giá này được đưa ra thông qua những nguồn tin của RealClearDefense liên quan tới dự án của PAK-FA trước đó và hiện nay T-50 vẫn không tiết lộ chỉ số RCS này song nếu ước tính của tờ báo trên là đúng, T-50 thực sự vẫn kém các phi cơ Mỹ về khả năng hoạt động bí mật.

Trong khi đó, chiến đấu cơ tàng hình Sukhoi T-50 mới đây nhận được kỷ lục thế giới về tốc độ leo cao nhanh nhất, tờ Rg.ru cho hay.

Theo đó, một nguyên mẫu thử nghiệm T-50 PAK FA đã leo cao với tốc độ bay 384 m/giây.

Với tốc độ như vậy, máy bay này sẽ vượt lên đỉnh núi Everest chỉ trong 23 giây.

T-50 đã vượt qua chương trình thử nghiệm nhà nước, bao gồm cả vũ khí.

Đức và EU chê T-50 Nga thê thảm sau khi lập kỉ lục - 1

Sukhoi T-50 phá kỷ lục để trở thành máy bay có tốc độ leo cao nhanh nhất thế giới.

Tư lệnh Không quân Nga Viktor Bondarev, trong năm 2016 sẽ xây dựng hàng loạt các bài kiểm tra trong 11 chuyên bay thử nghiệm cuối cùng.

Nhà máy sản suất máy bay ở Komsomolsk-on-Amur đã sẵn sàng sản xuất hàng loạt đối với PAK FA.

Dù việc thực hiện ké hoạch thử nghiệm của máy bay T-50 được giữ bí mật, song từ những thông số cung cấp, T-50 hoàn toàn có khả năng đạt tới tốc độ siêu âm mà không cần sử dụng nhiên liệu đốt sau, khả năng siêu cơ động với 2 động cơ điều khiển vector đa chiều 117S và khả năng gần như tàng hình trước radar.

T-50 dù  chưa đưa vào trang bị nhưng máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Nga đã nhận được nhiều sự quan tâm từ các quốc gia nước ngoài, đặc biệt là Đông Nam Á.

Theo kế hoạch, đến năm 2020 sẽ bắt đầu chế tạo phiên bản xuất khẩu của loại máy bay này.

Kim Hoa (Tổng hợp)




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC