Điều này khiến nhiều người tiêu dùng “chi tiêu dè dặt” hơn, từ đó có thể ảnh hưởng đến chi tiêu hộ gia đình trong tương lai tại nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
FSO cho biết mức lương thỏa thuận trong thời gian từ tháng 7-9/2021 đã tăng trung bình 0,9% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng ít nhất ghi nhận được kể từ khi FSO bắt đầu tổng hợp dữ liệu vào năm 2010.
Các ngân hàng trung ương và các nhà hoạch định chính sách đang theo dõi sát sao lộ trình lương trong Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Họ đang tìm kiếm bất kỳ manh mối nào về việc liệu giá tiêu dùng tăng có dẫn đến tiền lương cao hơn hay không, điều có thể đánh dấu sự khởi đầu của một vòng xoáy tiền lương-giá cả và dẫn đến lạm phát cao hơn cũng trong trung hạn.
FSO cho biết do giá tiêu dùng tăng khoảng 3,9% trong quý III/2021 khiến người lao động đã phải chịu mức lương thực tế giảm.
Số liệu về mức lương thấp được đưa ra sau khi các nghiệp đoàn ngày 29/11 bảo đảm mức tăng lương 2,8% cho hơn một triệu lao động làm việc trong lĩnh vực công ở cấp liên bang. Một nhà phân tích cho biết con số này quá khiêm tốn để có thể khởi động một vòng xoáy tiền lương-giá cả ở Đức.
Mức lương thực tế giảm báo hiệu cho hoạt động chi tiêu hộ gia đình yếu trong tương lai, vốn được xem là động lực duy nhất thúc đẩy tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội của Đức trong quý III/2021 do nguồn cung “tắc nghẽn” và các vấn đề sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp.
Thủ tướng tương lai Olaf Scholz, thuộc đảng Dân chủ Xã hội trung tả (SPD), đã cho biết liên minh cầm quyền ba bên của ông với đảng Xanh và đảng Dân chủ Tự do (FDP) sẽ tăng mức lương tối thiểu quốc gia khoảng 25% lên 12 euro/giờ (13,64 USD/giờ) vào năm 2022./.