Mỹ lo ngại khi Đức bắt tay Nga?
Mới đây, trong bài trả lời phỏng vấn với hãng thông tấn Đức Deutsche Wirtschafts Nachrichten, nhà sáng lập ra Stratfor George Friedman đưa ra nhận định Washington đang theo dõi chặt chẽ các diễn biến mới trong quan hệ Nga-Đức và bằng mọi giá sẽ ngăn chặn khả năng hình thành liên minh Nga-Đức, một liên minh "không thể chấp nhận được" đối với Washington.
Theo ông George Friedman, việc củng cố quan hệ đối tác giữa Moskva với Berlin có thể sẽ tạo ra “cú hích” quan trọng đối với cả hai nước. Tuy nhiên điều này sẽ là mối đe dọa hàng đầu với Mỹ. Vì thế chính quyền Tổng thống Putin đang tìm mọi cách để ngăn chặn kịch bản này có thể xảy ra.
Theo giới quan sát, trong bối cảnh nền kinh tế đang suy thoái gặp nhiều khó khăn, áp lực từ cuộc khủng hoảng nhập cư kéo dài thời gian qua, kèm theo những dấu hiệu bất đồng rạn nứt trong nội bộ.
Những vấn đề này vẫn đang bị bỏ ngỏ và cần sự hợp tác mạnh mẽ với Moskva để cởi bỏ nút thắt, cải thiện tình trạng trì trệ hiện nay. Tuy nhiên những tham vọng của Berlin sẽ gặp phải một chướng ngại vật lớn là Mỹ.
Theo George Fridman, cản trở quá trình thúc đẩy quan hệ Nga-Đức sẽ là mục tiêu quan trọng của Mỹ và Mỹ sẽ làm mọi cách để thực hiện mục đích của mình.
Trong một diễn biến khác, mối quan hệ căng thẳng giữa Đức – Nga kể từ sau thông tin bé gái Nga 13 tuổi bị bắt cóc và cưỡng hiếp tại thủ đô Berlin đang có dấu hiệu hạ nhiệt.
Ngày 31/1, các công tố viên Đức đã tuyên bố bé gái tên Lisa không dám trở về nhà sau khi nhà trường liên lạc với gia đình để thông báo về một số vấn đề của cô bé. Do đó, Lisa đã tới nhà của người quen, một thanh niên 19 tuổi để tá túc. Sau đó, cô bé tiếp tục bịa chuyện bị bắt cóc và cưỡng hiếp để giải thích với bố mẹ về sự biến mất của mình.
Trước đó sự việc đã làm dấy lên những leo thang căng thẳng và sự bất bình trong cộng đồng người Nga tại Berlin cũng như giới chức Moskva.
Những mâu thuẫn được tháo bỏ sẽ khiến mối lo ngại của Washington về việc Đức – Nga bắt tay với nhau dần trở nên đáng sợ hơn.
Mỹ loay hoay khi Đức trở nên độc lập?
Giới chuyên gia cho rằng, những tuyên bố và hành động mang tính độc lập của Đức gần đây đang khiến Mỹ vô cùng lo sợ và phải loay hoay tìm cách đối phó.
Trong cuộc khủng hoảng khủng hoảng di cư tại châu Âu, chính sách mạnh mẽ và đi tiên phong của Berlin khiến Washington phải ra sức đề phòng.
Ngày 7/9/2015, chia sẻ với báo giới, Thủ tướng Đức Angela Merkel phát biểu gần như là tự hào rằng, Đức hiện là đích đến mơ ước với người tị nạn.
Trả lời phóng viên AFP về vấn đề người tị nạn, Phó thủ tướng Đức Sigmar Gabriel đã nói: “Tôi tin chúng tôi sẽ có thể đón nhận khoảng nửa triệu người tị nạn/năm trong vài năm. Nước Đức giàu có hơn nên sẽ nhận nhiều người tị nạn hơn, không có gì để tranh cãi về điều đó”.
Thủ tướng Merkel đã quyết định chi 6 tỉ euro để trang trải chi phí tiếp đón người tị nạn đồng thời huy động thêm 4.000 binh sĩ và đặt trong tư thế sẵn sàng để hỗ trợ và giúp đỡ những người tị nạn đến đây.
Không chỉ thế, Đức còn ra sức kêu gọi các nước trong liên minh EU cùng chung tay để tiếp nhận người di cư.
Trong cuộc khủng hoảng di cư ở châu Âu, Thủ tướng Merkel được thế giới ngợi ca là “nhà lãnh đạo đạo đức của châu Âu”, còn người tị nạn Syria gọi bà bằng một cái tên trìu mến khác - “mẹ Merkel”.
Trong khi Đức tỏ rõ vị trí tiên phong dẫn đầu thì số lượng người nhập vào Mỹ bị đánh giá là thấp nhất trong khối các nước châu Âu. Sự trái ngược này khiến Nhà Trắng nhận nhiều chỉ trích và làn sóng phản đối cả trong và ngoài nước.
Trước đó, trong cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu với điểm bùng nổ đầu tiên là Hy Lạp vào đầu năm 2010 rồi sau đó lan rộng sang các nước Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ailen..., Đức được ví như chiếc chìa khóa giải quyết mọi khó khăn của các nước. Sự mạnh mẽ và kiên cường của Berlin khiến vị trí của Washington bị tụt giảm trầm trọng.
Trong khi hầu hết các nền kinh tế châu Âu ở trong tình trạng yếu ớt kể từ năm 2008, kinh tế Đức lại nhanh chóng nổi lên từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong năm 2010, Đức trở thành đầu tàu duy nhất để kéo cả Eurozone thoát khỏi khủng hoảng trầm trọng khi bỏ ra 465 tỷ USD để hỗ trợ và cho các nước vay.
Ở thời điểm này, Nhà Trắng đã để Berlin vươn lên vị trí dẫn đầu và tỏ rõ sự yếu kém của mình trong vai trò hỗ trợ các nước đồng minh.
Trong các hoạt động quân sự tại Syria, người ta cũng thấy Đức đang vươn lên mạnh mẽ cùng với Nga đẩy mạnh các đợt không kích tại quốc gia Trung Đông này. Lo ngại cái bắt tay và sự vươn lên mạnh mẽ của nước đồng minh, chính quyền Tổng thống Obama liên tục có những động thái bắt tay với Thổ Nhĩ Kỳ cũng như NATO để làm gia tăng thêm sự bất ổn trong khu vực này.
Mới nhất là sự việc Ankara tố cáo Su-34 của Nga xâm phạm không phận lãnh thổ nước này. Ngay lập tức Lầu Năm Góc trong một tuyên bố đã thẳng thắn lên án và khẳng định sự ủng hộ nhiệt tình với giới chức nước này.
“Chúng tôi yêu cầu Nga tôn trọng không phận Thổ Nhĩ Kỳ và chấm dứt các hành động có nguy cơ làm gia tăng bất ổn trong khu vực. Moskva và Ankara thực hiện các biện pháp nhằm tránh leo thang căng thẳng.”, ông Mark Wright, phát ngôn viên Lầu Năm Góc khẳng định.
Rõ ràng, trước sự độc lập và vươn lên mạnh mẽ của Đức, chính quyền Tổng thống Obama đang phải căng mình, loay hoay tìm kiếm hướng đi cũng những biện pháp đối phó.
Minh Danh