Ngay từ những tháng đầu năm, số người xin tị nạn đã cao hơn dự đoán. Do đó dự báo cả năm của chính phủ không còn chính xác. Bộ trưởng Bộ Hợp tác Phát triển cho rằng nước Đức hiện đang phải đối mặt với “thách thức mang tính thời đại”.
Chính phủ Đức đang chỉnh sửa lại dự đoán về số người nộp đơn xin tị nạn tại Đức năm 2015. Theo Bộ trưởng Bộ Hợp tác Phát triển, ông Gerd Müller, con số đó có thể lên tới 400.000 người tị nạn. “Nếu tổng hợp số lượng theo quý thì chúng ta phải tính đến khoảng 300.000 đến 400.000 người xin tị nạn”, chính trị gia của đảng CSU cho biết sau khi tham vấn với nội các bang Bayern.
Theo báo Thế Giới (die Welt) dẫn nguồn tin của Chính phủ, Cơ quan phụ trách về di cư và người tị nạn của Đức (BAMF) dự đoán đến cuối năm nay sẽ có khoảng 400.000 người nộp đơn xin đăng ký tị nạn. Và con số này là gấp đôi so với năm ngoái. Cơ quan phụ trách về di cư và người tị nạn của Đức không muốn xác nhận con số đó. Mới trong tháng hai, Cơ quan phụ trách về di cư và người tị nạn đóng tại Nürnberg đã nâng mức dự đoán của mình cho năm nay lên 300.000 người. Ngay tại thời điểm đó, nhiều bang đã cho rằng con số này là quá thấp.
Vào ngày thứ 6, bà Thủ tướng Đức Merkel mời nhiều thủ hiến các bang đến phủ thủ tướng để bàn về chính sách đối với người tị nạn.
Ông Müller đã nói đến việc “phải đối mặt với thách thức mang tính thời đại” mà tất cả các cấp chính trị sẽ phải bận tâm trong vòng nhiều thập kỷ tới. Ông Müller đã nhắc lại và đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu của mình là phải có một đặc phái viên của EU về vấn đề người tị nạn và sự đoàn kết chia sẻ giữa tất cả các nước thành viên của Cộng đồng Châu Âu trong việc tiếp nhận người tị nạn. Thêm vào đó, ông Müller còn nhấn mạnh yêu cầu công nhận các nước vùng Ban Căng là các quốc gia xuất sứ an toàn: “Hiện tại sự công nhận là con số 0, do vậy cần phải được chấn chỉnh. Phải tạo đủ không gian cho những người thực sự bị truy bức, ông nhấn mạnh.
Ông Müller cũng ủng hộ cho "quan hệ đối tác mới với châu Phi", nhằm chống lại nguyên nhân của các cuộc bỏ trốn. Ông đặc biệt ủng hộ việc tiếp tục phát triển quan hệ kinh tế “từ thương mại tự do đến thương mại công bằng”. Ông tuyên bố rằng “có thể và cần phải đầu tư vào sự phát triển ở các nước này thông qua thị trường dựa trên giá cả hợp lý để giúp họ tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng chung ”.
Khi dòng người tị nạn đổ vào Đức ngày càng đông,sẽ phát sinh những va chạm,mâu thuẫn trong cộng đồng nước bản địa. Người Việt sống tại đây phải cẩn trọng hơn để tránh gặp thêm các rắc rối trong cuộc sống.