Một nhà hàng đóng cửa do dịch COVID-19 tại Munich, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó trong tháng 7/2022, số các doanh nghiệp Đức bị vỡ nợ giảm 4,2% so với tháng trước. Tính trong nửa đầu năm nay, con số này giảm 4,0%, trong khi tỷ lệ vỡ nợ của các doanh nghiệp tư nhân giảm 20,2%.
Theo ông Steffen Müller thuộc Viện Nghiên cứu Kinh tế Leibniz ở thành phố Halle của Đức (IWH), sau một thời gian dài có số doanh nghiệp bị vỡ nợ thấp, con số này ở Đức đã bắt đầu tăng lên.
Ông Mueller nêu rõ giá nhiên liệu cao đang tạo ra gánh nặng đáng kể cho các doanh nghiệp Đức. So với năm ngoái, số doanh nghiệp bị vỡ nợ đã tăng 26% trong tháng 8.
Các vấn đề về chuỗi cung ứng, sự gia tăng chi phí về lao động và việc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tăng lãi suất đã khiến cho nền kinh tế nước này gặp nhiều khó khăn hơn.
Cũng về vấn đề trên, ông Marcel Fratzscher, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Kinh tế Đức (DIW), cho hay: "Chúng ta nói rất nhiều về các vụ doanh nghiệp bị vỡ nợ, nhưng mối quan tâm lớn nhất của tôi là các vụ vỡ nợ của doanh nghiệp tư nhân. Hiện có nhiều doanh nghiệp tư nhân nộp đơn xin phá sản do chi phí mua khí đốt và điện tăng vọt".
Theo số liệu của Destatis, sau khi giảm trong hai tháng, tỷ lệ lạm phát ở Đức đã đạt mức kỷ lục 7,9% trong tháng 8/2022.
Giá lương thực ở nước này đã tăng hơn gấp đôi so với tỷ lệ lạm phát chung, trong khi giá nhiên liệu thậm chí còn tăng 35,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuần trước, Chính phủ Đức đã công bố gói cứu trợ tiếp theo đối với các doanh nghiệp và người tiêu dùng trị giá 65 tỷ euro (65,8 tỷ USD), nâng tổng giá trị của các biện pháp chống lạm phát ở nước này lên 95 tỷ euro./.
Văn Khoa/TTXVN