Đức có kế hoạch thay thế vé 9 Euro dành cho mọi phương tiện giao thông công cộng trên toàn nước Đức – vốn đã thành “huyềnthoại” bằng một mức giá mới tương đương 49 Euro.
Một người đi xe đạp lên tàu tại Dresden, Đức. Ảnh: AP
Động thái đang vấp phải chỉ trích từ các tổ chức từ thiện và các nhóm chăm sóc xã hội – số này cho rằng mức giá mới sẽ khiến hàng triệu người Đức rơi vào cảnh khó khăn trong bối cảnh chi phí mọi lĩnh vực đời sống đang gia tăng.
Thử nghiệm thất bại trước lạm phát?
Quyết định về Vé Deutschland mới được đưa ra sau cuộc họp giữa chính phủ liên bang và lãnh đạo 16 tiểu bang của Đức để xác định ai sẽ chi trả chi phí của vé được trợ giá và giá vé sẽ ở mức nào.
Với mức giá dự kiến lên tới 49 Euro, đại diện của các tổ chức từ thiện và viện chăm sóc xã hội gọi tấm vé mới là “món quà” cho tầng lớp trung lưu, đặc biệt là những người đi làm. Trong khi đó, các nhà vận động khí hậu cho biết họ lo ngại mức giá sẽ không đủ thấp để thu hút mọi người rời xa phương tiện cá nhân.
Michaela Engelmeier, chủ tịch hiệp hội xã hội Đức, một nhóm vận động hành lang, cho biết: “Chiếc vé 49 Euro sẽ không phải chăng cho tất cả mọi người, đó là lý do tại sao chúng tôi đang tiếp tục thúc đẩy mua vé 365 Euro/năm”.
Các bang riêng lẻ có thể quyết định có mức vé riêng. Sau khi chương trình thử nghiệm vé 9 Euro kết thúc, Thủ đô Berlin ban đầu quyết định đi một mình và đồng ý về vé riêng với mức giá 29 Euro, có thể được mua trên cơ sở đăng ký từ tháng 10 trở đi nhưng chỉ có giá trị cho Berlin.
Đặt ra bài toán tích hợp các phương tiện cá nhân với công cộng
Trong khi đó, những người đi xe đạp cho biết nhu cầu của họ thường bị bỏ qua trong các cuộc đàm phán. ADFC, một nhóm vận động hành lang đại diện cho lợi ích của người đi xe đạp, muốn xe đạp được phép đi trên tàu miễn phí như một phần của giá vé hành trình, thay vì mọi người phải trả thêm phí đi xe đạp.
Vé mới dự kiến sẽ có giá khoảng 3 tỷ euro trợ cấp cho người đóng thuế và sẽ được chia đều giữa chính phủ liên bang và các bang, dự kiến được giới thiệu sớm nhất vào tháng 1/2023.
Stefan Carsten, một nhà địa lý học đô thị và nhà tương lai học, cho biết ông coi tấm vé mới là một bước đi đúng hướng nhưng vẫn còn thiếu sót.
Chuyên gia Carsten nói với Der Spiegel: “Ít nhất chúng tôi đang trên con đường hướng tới một hệ thống giao thông toàn diện, bền vững và mang tính xã hội. Chẳng hạn như ở Luxembourg, giao thông công cộng hiện đã miễn phí.
“Ở Luxembourg, vé “miễn phí” là anh đào trên bánh. Nhưng ở Đức, chúng tôi thậm chí không có bánh. Để có được một hệ thống giao thông hấp dẫn, chúng tôi cần phải suy nghĩ lại về việc cung cấp ở các khu vực nông thôn và ngoại thành,” chuyên gia này cho biết.
Ông cho rằng cần có nhiều tư duy tích hợp và liên kết tất cả các phương tiện di chuyển, từ dịch vụ gộp ô tô đến việc cho phép mang xe đạp lên tàu hỏa. “Chiếc vé 9 Euro ít nhất đã làm dấy lên một cuộc tranh luận đúng hướng,” anh nói.
Theo kinhtedothi.vn