Nhận định trên do cựu chỉ huy Ủy ban Quân sự NATO và là cựu nghị sỹ Quốc hội Đức Harald Kuyat đưa ra, được đăng tải trên tờ Vzglyad ngày 14/4.
Theo đó, các quốc gia phương Tây hiện mới chỉ nói về việc ông Assad phải ra đi mà không hề đề cập đến các hậu quả của khả năng này.
Ông Harald Kuyat cũng nhắc lại rằng từ năm 2015, Nga đã liên tục chỉ ra sự cần thiết phải thiết lập nền hòa bình ở Syria, hành thành chính quyền chuyển giao và tổ chức các cuộc bầu cử dân chủ.
Vấn đề được quan tâm là liệu ông Bashar al-Assad có được tham gia vào cuộc bầu cử này hay không.
Lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS). Foto: DPA
Theo Harald Kuyat, những tuyên bố gần đây của chính quyền Mỹ và các quốc gia G7 lại không đề cập đến vấn đề này.
Ông Harald Kuyat cũng nhắc lại rằng từ năm 2015, Nga đã liên tục chỉ ra sự cần thiết phải thiết lập nền hòa bình ở Syria, hành thành chính quyền chuyển giao và tổ chức các cuộc bầu cử dân chủ.
Vấn đề được quan tâm là liệu ông Bashar al-Assad có được tham gia vào cuộc bầu cử này hay không.
Theo Harald Kuyat, những tuyên bố gần đây của chính quyền Mỹ và các quốc gia G7 lại không đề cập đến vấn đề này.
Nếu như Tổng thống Syria Bashar al-Assad, theo các tính toán của phương Tây, buộc “phải chịu trách nhiệm” thì quá trình thiết lập hòa bình ở Syria sẽ được thực hiện mà không có sự tham gia của ông Assad.
Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ nếu ông Assad phải ra đi do sự ép buộc của phương Tây thì quân đội Syria sẽ nhanh chóng tan rã. Khi đó, sẽ không còn có bất cứ lực lượng bộ binh nào có đủ khả năng giành chiến thắng trước IS, trong khi đó phương Tây lại đang quan tâm đến việc loại bỏ tổ chức khủng bố này.
Chính vì vậy, điều quan trọng hiện nay, theo Harald Kuyat, là Moscow và Washington cần phải “tìm được biện pháp” để giành chiến thắng trước IS.
Đáng chú ý, trong thời gian gần đây chính quyền Mỹ liên tục đưa ra những tuyên bố trái chiều nhau về số phận của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Ông Harald Kuyat bày tỏ sự ngạc nhiên trước việc Tổng thống Mỹ Donald Trump, người trước đó đã được Nga chào đón trên cương vị mới nhưng lại gặp phải thái độ tiêu cực từ phương Tây, lại đang trở thành “người hùng” trong mắt phương Tây sau đòn tấn công bằng tên lửa vào Syria.
Điều đáng chú ý ở đây là việc Tổng thống Mỹ Donald Trump chính là người đã kêu gọi phải tuân thủ các giá trị của phương Tây.
Tuy nhiên, đòn tấn công tên lửa vào quốc gia có chủ quyền mà không có chứng cứ buộc tội Damascus sử dụng vũ khí hóa học ở Idlib lại là minh chứng cho thấy Mỹ đang vi phạm các giá trị dân chủ phương Tây.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump “lại đang trở thành hình tượng được yêu thích của lãnh đạo các quốc gia phương Tây, và cả giới truyền thông phương Tây”, ông Harald Kuyat nhận định.
Trước đó, Mỹ đã dựa vào “các thông tin bí mật” để cáo buộc Damascus sử dụng vũ khí hóa học để tấn công vào thành phố Idlib.
Sau đó, Tổng thống Donald Trump ngày 7/4 đã ra lệnh bắn 59 quả tên lửa Tomahawk vào căn cứ Shayrat của Syria.
Nguồn: INFONET