Sau khi không thành công trong cuộc bầu cử Quốc hội Đức, Thủ tướng A.Merkel lại phải đối mặt với vấn đề khó khăn khác là sự sụt giảm uy tín và thất bại trong việc thành lập chính phủ liên minh.
Đây dường như là các yếu tố khiến bà Merkel không còn nhận được sự ủng hộ của cử tri Đức.
Theo kết quả thăm dò dư luận xã hội mới nhất do công ty YouGov tiến hành, hiện có đến 47% người dân Đức muốn bà A.Merkel từ chức. Bên cạnh đó, bà Merkel còn bị chính đảng Dân chủ-Cơ đốc (CDU) giáo của mình chỉ trích.
Thủ tướng Đức Merkel
Ai có thể thay thế bà Merkel?
Trong trường hợp nếu như dưới sức ép của dư luận, bà Merkel chấp nhận từ chức thì nội bộ đảng CDU đã có sẵn người thay thế là Jens Spahn. Quan điểm của bà Merkel và Jens Spahn, người đang giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Tài chính trong Chính phủ Đức, đã trở nên xa rời nhau kể từ năm 2015.
Nguyên nhân là do khi đó, Thủ tướng Merkel đã quyết định cho khoảng gần 1 triệu người nhập cư vào Đức. Hiện nay, Jens Spahn chỉ trích đường lối do Chính phủ Đức đang tiến hành trong một vài năm gần đây.
Ngoài ra, giữa bà Merkel và một số cựu đồng minh đã xuất hiện khoảng cách nhất định. Lực lượng theo đường lối cánh hữu đã không thể chấp nhận các đề xuất của Thủ tướng Merkel về các giải pháp giải quyết các vấn đề nhập cư: Không đặt ra trần số lượng người nhập cư được tiếp nhận vào Đức trong bất cứ điều kiện nào. J.Spahnlà người phản đối quyết liệt chính sách này của bà Merkel.
Trong vấn đề này, Jens Spahn nhận được sự ủng hộ của Thủ hiến vùng Bayern Horst Seehofer.
Sự không thành công của đảng CDU trong cuộc bầu cử Quốc hội Đức tháng 9/2017 (dù kết quả CDU giành được nhiều phiếu bầu nhất trong bầu cử nhưng tỷ lệ ủng hộ của cử tri đối với CDU trong cuộc bầu cử này lại là thấp nhất trong lịch sử CDU) đã tạo điều kiện cho các chỉ trích của Shpan đối với bà Merkel.
Theo Jens Spahn, sau khi bà Merkel cầm quyền, đảng CDU đáng ra phải thể hiện sự trung thành với đường lối của nước Đức nhưng để làm được điều này, bà Merkel phải “ra đi”.
Thủ tướng Đức Merkel
Bị phản đối vì ủng hộ Maidan?
“Ở Đức, người dân có lẽ đã cảm thấy mệt mỏi vì một vị Thủ tướng đã không được thay đổi sau hơn 12 năm cầm quyền”-
Chủ tịch Hội đồng các vấn đề đối ngoại Nga Andrey Kortunov nhận định với hãng thông tấn Nga Ria Novosti.
Chuyên gia này cũng cho rằng bối cảnh hiện nay trên nền chính trị Đức có thể so sánh với bối cảnh chính trị Đức trong những năm cuối cầm quyền của cựu Thủ tướng Đức Helmut Kohl- chính trị gia giữ kỷ lục nắm quyền lâu nhất tại Đức.
“Cũng giống như bà Merkel, ông Helmut Kohl cũng nhận được sự ủng hộ to lớn của người dân nhờ những thành tựu về kinh tế và thống nhất được nước Đức. Tuy nhiên, cuối cùng sự phản kháng của người dân với các hành động của ông ấy cũng bị bộc lộ ra ngoài. Điều này hiện đang lặp lại với bà Merkel: Đức đang bước sang giai đoạn tiếp theo trong chu trình phát triển của mình và đòi hỏi phải có các nhân vật mới và các cách tiếp cận mới”- chuyên gia Kortunov nhận định.
Sự ra đi của bà Merkel có lẽ là điều mà lực lượng cực hữu trên chính trường Đức, cụ thể là đảng đối lập “Sự thay thế cho nước Đức” (AfD) mong đợi.
Trong trao đổi với hãng thông tấn RiaNovosti của Nga, ứng cử viên đại diện cho AfD tham gia tranh cử trong bầu cử Quốc hội Đức hồi tháng 9/2017 Chernov đã chỉ trích Thủ tướng Merkel vì những chính sách của bà.
Đáng chú ý, theo chuyên gia Chernov, sự bất đồng giữa chính quyền của Thủ tướng Merkel với phe đối lập cực hữu không chỉ liên quan đến chính sách nhập cư.
“Bà Merkel đã rất tích cực ủng hộ cho phong trào Maidan ở Ukraien, thừa nhận cuộc đảo chính ở Ukraine là hợp pháp, coi Nga và giới lãnh đạo Nga là thủ phạm gây nên thảm kịch ở Ukraine.
Bà Merkel cũng là người ủng hộ khởi xướng cuộc chiến tranh kinh tế chống lại Nga và trong suốt giai đoạn cầm quyền của mình, bà Merkel đã cô lập dự thảo tự do hóa quy chế thị thực giữa Đức với Nga”- chính trị gia Chernov tiếp tục liệt kê “tội” của bà Merkel.
Hệ quả nào nếu bà Merkel ra đi?
Hệ quả nào nếu bà Merkel ra đi?
Theo giới phân tích, các chính trị gia châu Âu không hề mong chờ kịch bản bà Merkel sẽ từ chức Thủ tướng Đức. Trong vòng nhiều năm qua, bà Merkel đã trở thành biểu tượng của sự thống nhất trong Liên minh châu Âu, nhất là trong áp ụng chính sách cấm vận với Nga.
Chính sách thống nhất của châu Âu trong áp đặt lệnh cấm vận chống Nga chủ yếu được vận hành nhờ uy tín của bà Merkel.
Nếu như bà Merkel từ chức thì người thay thế chức vụ Thủ tướng Đức sẽ khó có thể nhanh chóng có được tiếng nói trong Liên minh châu Âu như bà Merkel.
Theo chuyên gia phân tích Andrey Kortunov, việc bà Merkel từ chức không chỉ có các tác động tích cực mà còn có cả các tác động tiêu cực đến Nga.
Việc nước Đức suy yếu sẽ khiến Berlin gặp nhiều khó khăn hơn trong chống lại các chỉ trích của Mỹ đối với hợp tác Nga-Đức trong triển khai dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt “Dòng chảy phương Bắc-2”.
Nguồn: Infonet