Theo danh sách được công bố bởi chỉ số hộ chiếu Henley Passport vào thứ 4 vừa qua, Nhật Bản đã trở thành nước sở hữu hộ chiếu quyền lực nhất Thế giới sau khi vượt qua Đức và Singapore.
Theo trang Straitstimes của Singapore đưa tin, tấm hộ chiếu Nhật Bản giờ đây cho phép những người sở hữu nó có thể tới 189 quốc gia và vùng lãnh thổ mà không cần phải xin visa hoặc xin visa ngay tại sân bay nước nhập cảnh.
Đứng thứ 2 là hộ chiếu của Singapore và Đức có thể đến 188 quốc gia.
Theo sau là các nước như Hàn Quốc, Phần Lan, Pháp, Ý, Tây Ban Nha và Thụy Điển. Trong khi Mỹ và Anh cùng có mặt tại vị trí thứ 4 trong bảng danh sách.
Danh sách này được nghiên cứu và xây dựng bởi hãng tư vấn cư trú và công dân toàn cầu Henley & Partners thông qua dữ liệu của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế(IATA) – nguồn dữ liệu thông tin vận tải lớn nhất trên Thế giới, cũng như từ những khảo sát bổ sung khác.
Bảng xếp hạng đánh giá khả năng đi lại tự do giữa các nước của công dân; việc họ có cần phải xin visa hay không hay có thể lấy visa tại sân bay nước nhập cảnh. Theo đó, hãng này đã khảo sát tổng cộng 199 tấm hộ chiếu khác nhau từ 227 điểm đến bao gồm quốc gia, vùng lãnh thổ và các tiểu bang vĩ mô.
Trong danh sách được công bố vào ngày 28/2 trước đó, Singapore và Nhật cùng đứng vị trí thứ nhất với 180 nước được miễn visa. Đó cũng là lần đầu tiên một quốc gia châu Á có tấm hộ chiếu quyền lực nhất thế giới.
Tăng hạng nhiều nhất trong danh sách là các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UEA) tăng 38 bậc so với năm 2008, xếp thứ 23. Nguyên nhân dẫn đến điều này được cho là nhờ chính sách đảm bảo miễn visa hơn “bất kỳ quốc gia có quyền tài phán nào trên thế giới” vào năm nay.
Trong khi đó vào tháng 4 vừa qua, Nga cũng thông báo sẽ miễn visa cho tất cả các du khách có vé đến xem World Cup 2018 vào tháng 6 và tháng 7 năm nay.
Tấm hộ chiếu “quyền lực nhất Thế giới” giờ đã thuộc về Nhật Bản, cho phép công dân nước này đi đến 189 nơi khác nhau trên Thế giới mà không cần xin visa.
Top 10 quốc gia với tấm hộ chiếu “quyền lực” nhất thế giới.
1. Nhật Bản (189)
2. Singapore và Đức (188)
3. Hàn Quốc, Phần Lan, Pháp, Italy, Tây Ban Nha và Thụy Điển (187)
4. Áo, Luxemburg, Hà Lan, Na Uy, Bồ Đào Nha, Anh và Mỹ (186)
5. Bỉ, Canada, Đan Mạch, Ireland và Thụy Sĩ (185)
6. Hy Lạp và Australia (183)
7. Czech, Malta và New Zealand (182)
8. Iceland (181)
9. Malaysia, Hungary và Slovenia (180)
10. Latvia, Lithuania và Slovakia (179)
Nguồn: Straitstimes, VnEconomy